Vì sao Italy và Thụy Sĩ phải vẽ lại đường biên giới?

Một phần biên giới giữa Italy và Thụy Sĩ sẽ được vẽ lại do các sông băng đánh dấu ranh giới hai quốc gia tan chảy.

Vì sao Italy và Thụy Sĩ phải vẽ lại đường biên giới?
Đỉnh Matterhorn tại dãy Alps. (Ảnh: Getty Images).

Hai quốc gia láng giềng đã nhất trí thay đổi biên giới dưới Đỉnh Matterhorn, một trong những đỉnh núi cao nhất ở dãy Alps. Trong khi ranh giới quốc gia thường được coi là cố định, thì phần lớn biên giới Thụy Sĩ - Italy được phân định bởi sông băng và cánh đồng tuyết. Chính phủ Thụy Sĩ vào ngày 27/9 nhấn mạnh: "Với sự tan chảy của sông băng, các yếu tố tự nhiên này sẽ thay đổi và xác định lại biên giới quốc gia".

Kênh CNN (Mỹ) đưa tin, Thụy Sĩ và Italy vốn đã nhất trí về các thay đổi biên giới vào năm 2023 và chính phủ Thụy Sĩ chính thức phê duyệt việc điều chỉnh vào ngày 27/9. Quá trình phê duyệt đang được tiến hành tại Italy.

Theo chính phủ Thụy Sĩ, ngay sau khi cả hai bên ký kết, thỏa thuận sẽ được công bố và thông tin chi tiết về biên giới mới sẽ được công khai.

Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất thế giới và tác động của nó lên các sông băng là rất lớn. Tính riêng ở Thụy Sĩ, sông băng đang tan chảy với tốc độ đáng báo động. Các sông băng của quốc gia này đã mất 4% thể tích vào năm 2023, chỉ đứng sau mức kỷ lục là 6% vào năm 2022. Ông Matthias Huss, nhà nghiên cứu về sông băng tại trường đại học ETH Zürich (Thụy Sĩ) nhận định xu hướng giảm này không có dấu hiệu kết thúc.

Một nửa số sông băng trên thế giới có thể biến mất vào năm 2100. Nó đang gây ra một loạt tác động, dẫn đến rủi ro lở đất và băng sụp đổ nguy hiểm. Năm 2022, 11 người đã thiệt mạng khi một sông băng sụp đổ ở dãy núi Alps của Italy.

Biến động tại các sông băng cũng tác động đến việc cung cấp nước ngọt, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nước trong các đợt nắng nóng.

Ông Huss đánh giá sự dịch chuyển biên giới quốc gia "là một tác dụng phụ nhỏ" của việc các sông băng tan chảy. Nhưng nó phản ánh tác động trực tiếp đến bản đồ thế giới, điều đó khiến những thay đổi to lớn của một thế giới nóng lên trở nên rõ ràng hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu cá chép có thể sống 10 năm trong bể nước mà không cần cho ăn?

Liệu cá chép có thể sống 10 năm trong bể nước mà không cần cho ăn?

Khả năng sống sót mạnh mẽ của cá chép không chỉ khiến ta bất ngờ mà còn gợi mở nhiều điều về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường xung quanh.

Đăng ngày: 02/10/2024
Vì sao người xưa thường dùng gỗ mít làm tượng thờ?

Vì sao người xưa thường dùng gỗ mít làm tượng thờ?

Gỗ mít không chỉ bền chắc, dễ chạm trổ mà còn mang nhiều giá trị tâm linh và ý nghĩa tôn giáo sâu sắc, đồng thời phổ biến và dễ kiếm ở Việt Nam.

Đăng ngày: 01/10/2024
Tại sao còi xe châu Âu bấm nặng hơn châu Á?

Tại sao còi xe châu Âu bấm nặng hơn châu Á?

Trong khi những mẫu xe có nguồn gốc từ châu Á thường rất dễ dàng bấm còi thì các mẫu xe có nguồn gốc từ châu Âu thường khó sử dụng còi hơn.

Đăng ngày: 01/10/2024
Tại sao trăn tấn công con người?

Tại sao trăn tấn công con người?

Cần phải nói rằng, không phải đợi đến tận ngày nay, trăn khổng lồ mới trở thành nỗi khiếp sợ đối với con người.

Đăng ngày: 29/09/2024
Vì sao dải Ngân hà có hình dạng như chiếc đĩa?

Vì sao dải Ngân hà có hình dạng như chiếc đĩa?

Ngân Hà là thiên hà quê hương của chúng ta, nơi Mặt trời và hệ hành tinh của nó tọa lạc.

Đăng ngày: 25/09/2024
Tại sao bên trong siêu máy tính của thập niên 50 lại có một cuộn giấy vệ sinh?

Tại sao bên trong siêu máy tính của thập niên 50 lại có một cuộn giấy vệ sinh?

Siêu máy tính thập niên 50 là những cỗ máy khổng lồ, chiếm rất nhiều diện tích và tiêu thụ rất nhiều điện năng. Chúng được sử dụng chủ yếu cho các mục đích tính toán khoa học và quân sự.

Đăng ngày: 24/09/2024
Tại sao phi hành gia trẻ lâu hơn khi ở ngoài không gian?

Tại sao phi hành gia trẻ lâu hơn khi ở ngoài không gian?

Hiện tượng giãn thời gian do vận tốc tương đối khiến phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) lão hóa chậm hơn vài phần nhỏ giây.

Đăng ngày: 23/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News