Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Với kích thước khổng lồ, nếu xác cá voi nếu dạt vào bờ biển thì luôn gây chú ý cho nhiều người. Nhưng bạn có biết - điều gì sẽ xảy ra khi một chú cá voi chết đi và chìm xuống đáy biển?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác. Có thể nói, xác của mỗi con cá voi chính là một hệ sinh thái thu nhỏ dưới biển sâu.

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?
Những điều sau sẽ diễn ra với xác cá voi.

Các nhà hải dương học đã tìm hiểu vấn đề này từ năm 1987. Đến nay, họ đã biết được khá cụ thể những điều sau sẽ diễn ra với xác cá voi.

Vài ngày sau: xác cá phồng lên và chìm xuống

Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình thối rữa, xác cá voi thường phồng lên và trôi nổi.

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?
Giai đoạn đầu, xác cá voi thường phồng lên và trôi nổi.

Nhưng tiếp theo, khí cacbon dioxit, metan và các loại khí gas trong xác sẽ tiêu tan hết. Sự thay đổi này khiến cá voi chìm sâu xuống nước đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn mét.

Vài tuần sau: bữa tiệc thịt của cá mập, tôm,...

Những "vị khách" đầu tiên đến ăn xác cá voi là các loài giáp xác như tôm hùm ngồi xổm (squat crab), vài loài cá mập răng nhọn và con cá mút đá dị dạng này.

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?
Tôm hùm ngồi xổm và cá mút đá.

Cá mút đá (hagfish) nhìn giống lươn nhưng lại là 1 loài cá, dài từ 30 – 90cm. Chúng có hộp sọ nhưng không có cột sống, chuyên ăn xác thối.

Chúng có thể ăn trong nhiều tháng, với "thực đơn" rất phong phú như nội tạng, da, bắp thịt. Đáng nói là khi đã no nê, chúng vẫn "để dành" nguồn dinh dưỡng đáng kể cho các loài đến sau.

Vài tháng sau: bữa tiệc nhớt nhầy của giun, ốc sên...

Lúc này, xác cá voi còn rất ít thịt. Nhưng nó sẽ được bao phủ bởi một lớp dồi dào vi sinh vật nhớt nhầy. Đây cũng chính là nguồn thức ăn cho ốc sên hay các loài giun đốt.

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?
Giun nhiều tơ.

Chẳng hạn như với những con giun nhiều tơ (bristle worm), chúng đã sống sót qua 5 cuộc đại tuyệt chủng nhờ biết tìm nguồn thức ăn trên xác động vật.

Vài năm sau: bữa tiệc xương của vi sinh vật

Khi xác cá voi chỉ còn trơ lại bộ xương, đó vẫn là nguồn thức ăn cho vi sinh vật. Và có 1 số loài vi sinh vật đặc biệt mà khoa học chỉ tìm thấy trên xác cá voi.

Vậy nên, thỉnh thoảng khoa học vẫn "đánh chìm" xác những con cá voi bị trôi dạt trên biển xuống đáy, để sau đó có thể thu thập vi sinh vật về nghiên cứu.

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?
Giun thây ma tìm thức ăn từ xương cá voi.

Ngoài ra, con giun thây ma (osedax roseu) - một loài động vật thân mềm - cũng chuyên ăn chất lipit từ xương cá voi.

Hàng chục năm sau: nguồn sống cho nghêu, sò, ốc, hến...

Xác cá voi vĩ đại thật đấy, nhưng qua hàng chục năm cũng biến thành hàng ngàn hạt nhỏ mà thôi. Nhưng, đó lại là những hạt giàu dinh dưỡng cho vi khuẩn dưới đáy biển.

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?
Loài vi khuẩn này chuyên bám trên vỏ của con trai, con sò...

Những loài vi khuẩn này chuyên bám trên vỏ của con trai, con sò... Chúng giúp chuyển chất sunfua trên vỏ thành đường, cung cấp nguồn sống cho loài động vật thân mềm bên trong.

Vì vậy, một cách gián tiếp, xác cá voi đã nuôi sống luôn những con nghêu, sò, trai, hến... dưới đáy biển sau hàng chục năm!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh để có đủ nguyên liệu làm sushi

Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh để có đủ nguyên liệu làm sushi

Phương pháp nuôi trồng hải sản này sẽ cho ta một nguồn cá ngừ vô tận để mà thưởng thức.

Đăng ngày: 13/07/2018
Cá mái chèo dài 5 mét bị tưởng nhầm là thủy quái

Cá mái chèo dài 5 mét bị tưởng nhầm là thủy quái

Con cá mái chèo cái đồ sộ nặng 150kg và dài bằng ba người trưởng thành sa lưới ở vùng biển phía bắc Chile, gần khu nghỉ dưỡng Iquique, Mirror hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 10/07/2018
Cận cảnh khoảnh khắc hiếm có khi các thợ lặn chơi đùa với “sát thủ đại dương”

Cận cảnh khoảnh khắc hiếm có khi các thợ lặn chơi đùa với “sát thủ đại dương”

Mới đây, hình ảnh những người thợ lặn thoải mái bơi lội và chơi đùa cùng “sát thủ đại dương” là những con cá mập đã gây sốt trên cộng đồng mạng.

Đăng ngày: 07/07/2018
Hai du khách Úc hốt hoảng, thở gấp giữa biển vì bị cá mập trắng

Hai du khách Úc hốt hoảng, thở gấp giữa biển vì bị cá mập trắng "theo đuổi"

Theo Express đưa tin, hai kayaker (người chèo thuyền kayak) là Ken Gerke và David Barwise đã vô tình đụng độ một trong những hung thần của đại dương trong chuyến du lịch biển của họ.

Đăng ngày: 04/07/2018
500 triệu năm trước,

500 triệu năm trước, "ai" đã khiến Trái đất nóng lên toàn cầu?

Khoảng 500 triệu năm trước, những sinh vật này bắt đầu đào bới đáy biển tìm chỗ trú ngụ, kết quả là để lại vết tích hang động hóa thạch đến hôm nay.

Đăng ngày: 04/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News