Vì sao khi xem dự báo thời tiết, ta luôn thấy họ đo lượng nước mưa bằng mm?

Trong những tháng vừa qua, các cơn bão mang mưa vào nước ta làm ngập lụt khắp đất nước. Mỗi khi dự báo thời tiết, chúng ta thường nghe nhắc đến lượng mưa vài trăm hay vài chục mm. Vậy những con số đó có ý nghĩa gì và lượng mưa được đo như thế nào?

Nếu đo được lượng mưa 200mm nghĩa là nếu đất không ngấm nước, sau cơn mưa sẽ ngập 200mm, hoặc 20cm. Trên thực tế, đất sẽ ngấm nước và chảy ra sông suối. Đó là lý do ta ít khi cảm nhận trực tiếp được lượng mưa.

Việc chế tạo thiết bị đo lượng mưa khá đơn giản. Sử dụng một ống trụ tròn có đáy phẳng. Trên thành trụ đánh dấu theo đơn vị đo tương ứng như mm hay cm. Khi trời mưa, để ống trụ này ra ngoài trời và hứng mưa. Như vậy chúng ta đã có một thiết bị đo lượng mưa.

Vì sao khi xem dự báo thời tiết, ta luôn thấy họ đo lượng nước mưa bằng mm?
Nếu đo được lượng mưa 120mm nghĩa là nếu đất không ngấm nước, sau cơn mưa sẽ ngập 120mm.

Sau cơn mưa, lượng nước mưa dâng lên vạch nào thì chính là lượng mưa đo được. Ví dụ, 25mm hay 110mm, v.v..

Một điểm cần chú ý đó là kích thước của ống trụ không quan trọng. Đó là vì thể tích của trụ được tính bằng chiều cao nhân với diện tích đáy. Và tỉ lệ mưa được tính bằng giọt mưa trên một đơn vị diện tích. Tổng hợp lại, diện tích thiết bị đo không còn quan trọng nữa.

Vì sao khi xem dự báo thời tiết, ta luôn thấy họ đo lượng nước mưa bằng mm?
Nếu chọn ống trụ có diện tích miệng nhỏ thì việc đo đạc sẽ rất khó khăn và kém chính xác.

Dĩ nhiên, nếu bạn chọn ống trụ có diện tích miệng nhỏ thì việc đo đạc sẽ rất khó khăn và kém chính xác. Nếu dùng miệng thu nước mưa to ra như hình phễu, mực nước trong ống trụ đo sẽ tăng lên nhanh chóng và ta phải chia cho tỉ lệ miệng phễu.

Vậy sau khi có kết quả, làm sao ta biết lượng mưa như vậy là lớn hay nhỏ. Giả sử ta đo được lượng mưa là 200mm, nghĩa là nước sẽ ngập trên sân 20cm. Nếu sân có diện tích 100m2 thì thể tích nước mưa sẽ là 100m2 nhân 0.2m và bằng 20m3.

Vì sao khi xem dự báo thời tiết, ta luôn thấy họ đo lượng nước mưa bằng mm?
Thiết bị đo lượng mưa với miệng phễu.

Vì sao khi xem dự báo thời tiết, ta luôn thấy họ đo lượng nước mưa bằng mm?
Tái chế chai nhựa làm thiết bị đo lượng mưa.

Với một cơn mưa có lượng mưa 200mm và cái sân 100m2, bạn đã thu được 20m3 nước. Hãy tưởng tượng nếu mưa trên diện tích lớn trên nhiều tỉnh thành phố, lượng nước chảy về các sông suối sẽ khủng khiếp như thế nào.

Loading...
TIN CŨ HƠN
7 loại rác trong nhà không nên dùng máy hút bụi

7 loại rác trong nhà không nên dùng máy hút bụi

Nếu rác là bột hay hạt cà phê hoặc đất cát, hãy lấy chổi quét rồi lau sạch thay vì dùng máy hút bụi để tránh làm bít ống hút, tấm lưới lọc và làm giảm tuổi thọ của máy.

Đăng ngày: 11/01/2020
Vì sao hay mọc ngu lung tung mà chúng vẫn có tên là răng khôn?

Vì sao hay mọc ngu lung tung mà chúng vẫn có tên là răng khôn?

Ước tính, có khoảng 65% dân số thế giới sẽ mọc răng khôn, trong thời gian đó đau đớn, khó chịu là không thể tránh khỏi.

Đăng ngày: 11/01/2020
Vì sao cứ thấy người khác gãi là chúng ta lại ngứa ngáy?

Vì sao cứ thấy người khác gãi là chúng ta lại ngứa ngáy?

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã làm sáng tỏ hiện tượng kỳ lạ này.

Đăng ngày: 10/01/2020
Thiên đường trông như thế nào?

Thiên đường trông như thế nào?

Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi hình ảnh về thiên đường rất nhiều nhưng con người không khỏi thắc mắc thiên đường trông như thế nào? Bởi vì quan niệm về thiên đường đã thay đổi rất nhiều theo thời gian.

Đăng ngày: 09/01/2020
Pháo hoa hoạt động như thế nào?

Pháo hoa hoạt động như thế nào?

Vào những dịp lễ lớn trên khắp thế giới thì pháo hoa luôn được mang ra trình diễn ở những nơi công cộng với những cảnh quan hoành tráng đầy màu sắc và âm thanh.

Đăng ngày: 09/01/2020
Bom bọ cạp và vũ khí sinh học chết người

Bom bọ cạp và vũ khí sinh học chết người

Nhà nước Hồi giáo (IS) đang sử dụng bom bọ cạp để đánh đòn tâm lý khiến người dân hoảng loạn. Trong lịch sử, nhiều loại bom sinh học được dùng gây chết chóc cho con người.

Đăng ngày: 09/01/2020
Bị

Bị "hội chứng thiên tài", người bán xe bỗng thành họa sĩ tài năng

Một người đàn ông ở Mỹ bỗng trở thành thiên tài hội họa sau một vụ tai nạn chấn thương sọ não, dù trước đó ông chỉ biết bán ôtô và đi uống bia với bạn bè. Ông là một trong 33 trường hợp hi hữu được ghi nhận trên thế giới.

Đăng ngày: 08/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News