Vì sao linh cẩu được coi là loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn?

Họ linh cẩu là một họ động vật thuộc bộ ăn thịt (Carnivora) hiện chỉ còn 4 loài. Chúng có kích thước tương đối lớn, có nguồn gốc ở châu Phi và tiểu lục địa Ấn Độ.

Loài động vật ăn thịt tham lam nhất trên cạn

Linh cẩu có lẽ là một trong những loài động vật bị ghét nhất trên thế giới bởi chúng thực chất là một loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn vô cùng. Khi cơn đói dày vò, những con linh cẩu sẽ không ngại tấn công, ăn thịt đồng loại, thậm chí là những con non, hoàn toàn không có sức phản kháng. 

Vì sao linh cẩu được coi là loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn?
Linh cẩu là một trong những động vật bị ghét nhất thế giới.

Linh cẩu được coi là một trong những loài động vật ăn thịt tham lam nhất trên cạn, có thể giết chết các loài vật to lớn như ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng, ngoài ra khả năng chạy nhanh cũng cho phép linh cẩu truy đuổi được cả những loài chim ở khoảng cách gần. Tuy vậy, Linh cẩu hiếm khi tự đi săn mồi mà chủ yếu theo sau các động vật săn mồi khác như sư tử, báo... và cướp lấy thức ăn của chúng.

Bởi vì cơ thể linh cẩu không hoàn hảo cho việc đi săn giống sư tử hay báo nên chúng rất khó có thể tự khống chế hay giết hại con mồi, buộc phải dựa vào các loài khác để bổ sung thức ăn. Linh cẩu cũng biết theo dõi và lợi dụng động vật ăn xác chết như kền kền để xác định vị trí của những cuộc đi săn thành công.

Tại châu Phi, linh cẩu hay đụng độ với sư tử, thường là khi linh cẩu nhòm ngó con mồi sư tử đã săn được. Tuy vậy, các cuộc đụng độ giữa chúng hiếm khi đẫn đến mất mạng, bởi linh cẩu luôn tránh đối đầu trực tiếp với sư tử mà dựa vào số đông hoặc nhân lúc sư tử sơ hở mà tấn công hoặc cướp mồi.

Với tính tham lam, liều lĩnh, hàm răng sắc nhọn và lối sống bầy đàn, linh cẩu có thể chiến thắng và giết chết sư tử khi vượt trội về số lượng hoặc sư tử bị lạc đàn, già yếu, bị thương. Sư tử nhiều khi phải nhún nhường trước linh cẩu. 

Bên cạnh đó, linh cẩu, kể cả khi đơn độc, cũng rất thích gây sự và cuỗm mồi săn của báo săn, bởi báo, với cơ thể mảnh dẻ và bé hơn, thường bỏ chạy mỗi khi linh cẩu trưởng thành tiếp cận.

Linh cẩu cái mang thai từ 90-110 ngày và đẻ từ 2-4 con. Linh cẩu mẹ sẽ chăm sóc các con trong hang trong 4 tuần. Linh cẩu mẹ cho con bú sữa trong 12-18 tháng. Tuy nhiên, linh cẩu con sẽ bắt đầu ăn thịt ngay từ khi nó được 5 tháng.

Linh cẩu có thể sống được từ 10-12 năm trong tự nhiên và 25 năm nếu được nuôi nhốt.

 Vì sao linh cẩu được coi là loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn?
Linh cẩu, kể cả khi đơn độc, cũng rất thích gây sự và cuỗm mồi săn của báo săn.

Không phải là loài lưỡng tính

Những con linh cẩu cái phát triển vượt trội hơn, có tính chi phối trong đàn, chúng không chỉ lớn hơn con đực về kích thước mà còn hoạt động tích cực hơn so với những con linh cẩu đực. Linh cẩu cái cũng có một bộ phận được gọi là "dương vật giả", bộ phận này thực chất là âm vật kéo dài. Đáng chú ý là những con linh cẩu không phải loài lưỡng tính.

"Dương vật giả" của linh cẩu cái được sử dụng vào mục đích quan hệ đồng tính với những con linh cẩu cái khác, đi tiểu và sinh con. Nhiều con linh cẩu con đã bị chết ngạt khi sinh bởi bộ phận kỳ cục này. Linh cẩu mẹ cũng có thể mất mạng khi sinh nếu "dương vật giả" bị vỡ.

Linh cẩu cái chỉ có hai núm vú, vì vậy khi một lứa linh cẩu con ra đời, những con linh cẩu con sẽ phải đánh nhau với các anh chị em mình tới chết để có thể bú sữa mẹ, cạnh tranh chiếm thức ăn từ mẹ.

Loài linh cẩu có kích thước khác nhau. Loài linh cẩu lớn nhất là linh cẩu đốm có chiều cao 0,9m và nặng 41kg.

Linh cẩu cái có kích thước lớn hơn và có ảnh hưởng lớn hơn linh cẩu đực. Linh cẩu là động vật ăn đêm, chúng đi săn vào ban đêm. 

Thông minh hơn tinh tinh?

Linh cẩu sử dụng các âm thanh, tư thế và dấu hiệu khác nhau để giao tiếp.

Vì sao linh cẩu được coi là loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn?
Linh cẩu chỉ cười để báo hiệu sự phấn khích khi tìm thấy thức ăn.

Linh cẩu là một loài động vật thông minh, thậm chí chúng còn được cho là thông minh hơn tinh tinh. Các nhà nghiên cứu của Đại học Duke phát hiện ra não bộ của linh cẩu rất phát triển, có khả năng giải quyết vấn đề các vấn đề nhanh chóng và ranh mãnh. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng linh cẩu có thể hoạt động nhóm tốt một cách kỳ lạ và tất cả diễn ra trong sự im lặng. 

Một trong những âm thanh nguy hiểm nhất trong thế giới động vật hoang dã chính là tiếng cười chết chóc của linh cẩu. Linh cẩu chỉ cười để báo hiệu sự phấn khích khi tìm thấy thức ăn. 

Linh cẩu đực có thể trạng và hiệu suất cống hiến cho đàn thấp nhất sẽ buộc phải rời khỏi đàn khi chúng trưởng thành. Cuộc chiến để có thể gia nhập vào một đàn mới thường khiến những con linh cẩu bị bỏ rơi chết thảm. Con linh cẩu cái thống trị đàn sẽ quyết định số phận của chúng. 

Từ lâu, linh cẩu ranh mãnh đã bị gán cho cái mác là những kẻ hèn nhát, chuyên đi ăn xác thối. Thực tế, chúng là động vật săn mồi mạnh mẽ, không chỉ nhặt xác mà chúng còn thường xuyên săn giết những con mồi trong tầm của mình. Theo quan sát, 95% thức ăn của linh cẩu là do chúng săn được. Chúng thậm chí còn giết và ăn thịt sư tử con, báo con và các loài săn mồi khác khi đàn đủ mạnh, đông thành viên.

Linh cẩu không chỉ mang tiếng ác ngày nay, từ thời xưa danh tiếng tồi tệ của nó đã có trong những câu chuyện thần thoại, chúng được cho là vật cưỡi của phù thủy, tham gia cướp mộ chiếm xác, săn giết trẻ em và vật nuôi. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Covid-19 sẽ khiến loài động vật đáng sợ này

Covid-19 sẽ khiến loài động vật đáng sợ này "tiến hóa"

Các chuyên gia cho rằng những chú chuột đói khát do thiếu thức ăn mùa dịch Covid-19 đang có xu hướng di cư, ăn thịt đồng loại để sinh tồn.

Đăng ngày: 16/04/2020
Kỳ lạ diều hâu lửa - Loài chim gây cháy rừng để kiếm mồi

Kỳ lạ diều hâu lửa - Loài chim gây cháy rừng để kiếm mồi

Theo nghiên cứu, một số loài chim như diều hâu, chim cắt... có một cách thức bắt mồi rất lạ là... đốt rừng.

Đăng ngày: 16/04/2020
Phát hiện loài tắc kè ngón cong mới ở Campuchia

Phát hiện loài tắc kè ngón cong mới ở Campuchia

Nhà sinh vật học Thy Neang tìm thấy một loài tắc kè ngón cong chưa từng được biết đến bên trong Khu bảo tồn Động vật hoang dã Prey Lang.

Đăng ngày: 16/04/2020
Cuộc phiêu lưu của những chú cá con

Cuộc phiêu lưu của những chú cá con

Có tới 1/4 trong 27.000 loài cá sinh sống ở rạn san hô vốn chỉ chiếm <1% bề mặt Trái đất. Nhưng trước khi ổn định tại ngôi nhà lung linh này, những chú cá con phải trải qua bao nhiêu nguy hiểm và khó khăn trong suốt quá trình tự trưởng thành.

Đăng ngày: 13/04/2020
Loài thằn lằn đẻ trứng và sinh con cùng lúc

Loài thằn lằn đẻ trứng và sinh con cùng lúc

Khả năng sinh sản “kép” của loài thằn lằn bóng vùng Australia giúp nhà khoa học hiểu rõ quá trình tiến hóa khi mang thai ở loài bò sát.

Đăng ngày: 13/04/2020
Chim ưng cái giao phối khác loài đẻ con lai hiếm

Chim ưng cái giao phối khác loài đẻ con lai hiếm

Không thể tìm thấy con đực cùng loài, chim ưng đen cái buộc phải tán tỉnh và ghép đôi với một con ưng vai đỏ đực bản xứ.

Đăng ngày: 10/04/2020
Cơ thể trong suốt của gấu nước

Cơ thể trong suốt của gấu nước "bất tử"

Các bộ phận bên trong cơ thể gấu nước phát sáng rực rỡ dưới kính hiển vi nhờ màu nhuộm huỳnh quang.

Đăng ngày: 10/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News