Vì sao máu bạch tuộc có màu xanh?

Bạch tuộc là một sinh vật phức tạp đáng ngạc nhiên với 500 triệu tế bào thần kinh trên đầu và thân, có khả năng lập kế hoạch, suy diễn và tiên đoán chuyển động.

Theo Howstuffworks, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những con bạch tuộc ở Indonesia sẽ tập hợp vỏ dừa để chuẩn bị cho thời tiết mưa bão, sau đó tìm nơi trú ẩn bằng cách vào bên trong hai mảnh vỏ và đóng chúng lại.

Vì sao máu bạch tuộc có màu xanh?
Bạch tuộc là loài động vật rất thông minh.

Nếu bạn hỏi Jean Boal, một nhà nghiên cứu hành vi tại Đại học Millersville về đời sống nội tâm của bạch tuộc, cô ấy có thể nói với bạn rằng chúng là một sinh vật có khả năng giao tiếp và nhận thức. Boal có một con bạch tuộc trong phòng thí nghiệm, một lần cô sử dụng một con mực khô làm thức ăn cho nó và con bạch tuộc sử dụng một trong những xúc tu để đẩy con mực đi, ngầm ý rằng nó sẽ không bao giờ ăn thực phẩm cũ.

Vậy điều gì làm cho những sinh vật biển thông minh này có thể thích nghi tuyệt vời đến vậy? Câu trả lời có thể nằm trong máu của chúng. Hemocyanin - sắc tố khiến máu bạch tuộc có màu xanh, chịu trách nhiệm cho việc giữ chúng tồn tại ở môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ cực cao hoặc cực thấp. Hemocyanin là một protein trong máu chứa 2 nguyên tử đồng (Cu) liên kết nghịch với 1 phân tử Oxy đơn (O2). Sự oxy hóa làm thay đổi màu sắc từ Cu(I) không màu khi chưa nhận oxy thành Cu(II) màu xanh khi nhận oxy. Đó là một phần của huyết tương ở những động vật không xương sống.

Vì sao máu bạch tuộc có màu xanh?
Hemocyanin là sắc tố khiến máu bạch tuộc có màu xanh.

Hemocyanin sắc tố xanh liên kết chặt chẽ với oxy trong máu và vận chuyển đi khắp cơ thể của bạch tuộc để cung cấp cho các mô, một yếu tố quan trọng cho sự tồn tại. Bạch tuộc có ba trái tim và cần oxy nhiều hơn hầu hết các động vật không xương sống khác, do đó hemocyanin giúp bạch tuộc có được một nguồn cung cấp oxy ổn định, ngay cả khi nó không có sẵn trong môi trường sống của bạch tuộc. Hemocyanin cũng đảm bảo sự sống sót cho bạch tuộc tại nhiệt độ có thể gây tử vong cho nhiều sinh vật khác, từ 28 độ F (âm 1,8 độ C) đến nhiệt độ siêu nóng gần các lỗ thông nhiệt dưới đáy biển.

Ngược lại, máu động vật có vú (bao gồm cả chúng ta) có màu đỏ vì nó có chứa hemoglobin giàu nguyên tố sắt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng cao nhất thế giới, hơn nhà 6 tầng ở Đại Tây Dương

Sóng cao nhất thế giới, hơn nhà 6 tầng ở Đại Tây Dương

Một con sóng cao 19m ở Đại Tây Dương được ghi nhận là con sóng biển cao nhất thế giới từng được đo bằng phao, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).

Đăng ngày: 14/12/2016
Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 13/12/2016

"Quái vật Muriwai" phủ đầy hà dạt vào bờ biển New Zealand

Một vật thể bí ẩn có kích thước đồ sộ dạt vào bờ biển New Zealand, thu hút sự chú ý của người dân và kéo theo nhiều suy luận về nguồn gốc của nó.

Đăng ngày: 12/12/2016
Phát hiện sinh vật lạ có đầu không có thân

Phát hiện sinh vật lạ có đầu không có thân

Các nhà hải dương học đã phát hiện ở Thái Bình Dương một "con sâu" lạ thường là ấu trùng có đầu và hoàn toàn không có thân.

Đăng ngày: 11/12/2016
Sinh vật biển

Sinh vật biển "người chở xác" tái xuất sau 100 năm

Một sinh vật có thân mờ đục, không xương sống có tên Bathochordaeus Charon mới được phát hiện gần đây ngoài khơi bờ biển Monterey (California, Mỹ).

Đăng ngày: 07/12/2016
Lần đầu tiên phát hiện loài

Lần đầu tiên phát hiện loài "ong" sống dưới đại dương

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà nghiên cứu đã tìm được bằng chứng về các loài thụ phấn của hệ sinh thái dưới nước và chúng thực hiện công việc giống như loài ong trên mặt đất.

Đăng ngày: 07/12/2016
Vùng biển chết khổng lồ gần Đông Nam Á

Vùng biển chết khổng lồ gần Đông Nam Á

Một vùng biển chết bí ẩn thiếu hụt oxy và không có sự sống được phát hiện tại Ấn Độ Dương, phía tây bắc Australia.

Đăng ngày: 07/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News