Vì sao một đàn kiến hàng ngàn con không bao giờ bị “tắc đường”?

Dù có kích thước rất nhỏ bé nhưng kiến lại sở hữu mối liên kết xã hội tuyệt vời, đặc biệt là trong cách chúng làm việc nhóm. Thậm chí, ngay cả các nhà khoa học cũng đang phải học tập loài côn trùng này để chế tạo ra những sản phẩm robot có hiệu năng cao!

Bạn đã từng thắc mắc rằng, tại sao một đàn kiến có số lượng hàng trăm thậm chí là hàng ngàn con lại có thể di chuyển, phối hợp làm việc với nhau một cách trơn tru, ngay trong một không gian giới hạn là chiếc tổ của chúng mà lại không gặp phải cảnh “tắc đường” như chúng ta?

Vì sao một đàn kiến hàng ngàn con không bao giờ bị “tắc đường”?
Trên thực tế, chỉ có một số ít kiến trong đàn đang làm việc chăm chỉ.

Giải pháp của loài kiến nghe qua có vẻ rất đơn giản nhưng lại thực sự hiệu quả! Trên thực tế, chỉ có một số ít kiến trong đàn đang làm việc chăm chỉ. Cụ thể hơn, trong một thí nghiệm được tiến hành trên đàn kiến có 150 cá thể, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, chỉ có khoảng 10-15 con kiến tham gia đào hang, trong cùng một thời điểm.

Với mục đích đảm bảo một số lượng vừa đủ cá thể kiến cùng tham gia đào một chiếc hang, nhằm tránh cảnh ùn tắc, một chú kiến sẽ biết tự động rút lui khi gặp một chiếc hang đã có sẵn đồng loại mình đang làm việc trong đó và tiếp tục tìm kiếm những phần hang đang trống để làm việc.

Vì sao một đàn kiến hàng ngàn con không bao giờ bị “tắc đường”?
Việc lập trình những cỗ máy mô phỏng theo tập tính làm việc của loài kiến có thể giúp sản phẩm của họ đưa ra quyết định chuẩn xác hơn.

Giới khoa học cũng đã chứng minh tính hiệu quả của tập tính này của loài kiến trên đối tượng là robot. Theo đó, họ cho 3 robot cùng tham gia đào một đường hầm chật. Mọi việc vẫn diễn ra trơn tru cho đến khi robot thứ 4 được thêm vào. Lúc này, lối đi bị tắc nghẽn và công việc đào hầm đã bị tê liệt hoàn toàn. Sau đó, các robot được tái lập trình để biết tự rút lui khi gặp được hầm đã có đủ robot trong đó và hiệu quả công việc được cải thiện rõ rệt.

Các chuyên gia chế tạo robot cho rằng, việc lập trình những cỗ máy mô phỏng theo tập tính làm việc của loài kiến có thể giúp sản phẩm của họ đưa ra quyết định chuẩn xác hơn, trong quá trình làm việc nhóm, từ đó nâng cao hiệu năng của robot!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cây chảy máu… kim loại?

Cây chảy máu… kim loại?

Các kim loại nặng như niken và kẽm không phải là thứ mà thực vật muốn mọc bên cạnh với nồng độ cao.

Đăng ngày: 07/09/2018
Hãi hùng cây tơ xanh biến ong bắp cày thành xác ướp

Hãi hùng cây tơ xanh biến ong bắp cày thành xác ướp

Cây tơ xanh là một loài thực vật ký sinh, có tên khoa học là Cassytha filiformis. Loài cây đáng sợ này chuyên hút kiệt dưỡng chất trong cơ thể ong bắp cày và biến ong thành xác khô.

Đăng ngày: 06/09/2018
Năm loại vi khuẩn kháng kháng sinh đặc biệt nguy hiểm

Năm loại vi khuẩn kháng kháng sinh đặc biệt nguy hiểm

Các vi khuẩn Salmonella, lao và bệnh lậu vô hiệu kháng sinh thông thường, khiến gần một triệu người tử vong mỗi năm.

Đăng ngày: 05/09/2018
Nhìn tưởng là mận chín, nhưng khi bổ ra lại là thức quả hàng tỷ người khao khát

Nhìn tưởng là mận chín, nhưng khi bổ ra lại là thức quả hàng tỷ người khao khát

Tất cả vẫn dừng ở mức "đang nghiên cứu" thôi, nhưng tiềm năng của nó là có thật nhé.

Đăng ngày: 02/09/2018
Các nhà khoa học Anh nỗ lực hồi sinh đồng cỏ vùng đất đá phấn

Các nhà khoa học Anh nỗ lực hồi sinh đồng cỏ vùng đất đá phấn

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh thái học số mới nhất phát hiện rằng những đặc tính hoặc đặc điểm của thực vật đóng một vai trò quan trọng trong việc tái tạo độ màu mỡ của đất.

Đăng ngày: 30/08/2018
Ruồi tấn công thành phố Nga như ngày tận thế

Ruồi tấn công thành phố Nga như ngày tận thế

Một thành phố Nga đang bị một loài côn trùng bay xâm chiếm khiến khung cảnh không khác gì ngày tận thế.

Đăng ngày: 30/08/2018
Các nhà khoa học

Các nhà khoa học "sửa chữa" cây đời của vi khuẩn

Các nhà khoa học đã mang đến một sự thay đổi, diện mạo mới cho phương pháp phân loại vi khuẩn bằng cách sử dụng cây tiến hóa dựa trên trình tự bộ gene.

Đăng ngày: 30/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News