Vì sao một hang động được con người đốt đuốc suốt 41.000 năm?

Một hang động ở miền nam Tây Ban Nha đã được con người đốt đuốc ghé thăm liên tục trong 41.000 năm, điều gì đã thu hút họ?

Nằm ở tỉnh Malaga (Tây Ban Nha), hang động Nerja nổi tiếng với nghệ thuật thời kỳ đồ đá cũ, do nhiều thế hệ cư dân thời tiền sử để lại trên các bức vách, theo trang IFLScience.


Hang động Nerja chứng kiến nhiều cuộc viếng thăm từ thời tiền sử - (Ảnh: SHUTTERSTOCK).

Trong hang có nhiều hình vẽ điêu khắc, từ các chấm và nét vẽ đơn giản đến các hình vẽ phóng to phức tạp hơn. Các hình vẽ phản ánh năng lực nhận thức, văn hóa và công nghệ của những con người khác nhau đã vào hang.

Bên trong hang tối đen như mực, nên người ta phải đốt đuốc và lửa trại, tất cả đều để lại những lớp muội than trên vách và tàn dư than củi trên mặt đất.

Sử dụng các kỹ thuật xác định niên đại bằng carbon, một nhóm nghiên cứu mới đây đã có thể xác định tuổi của các lớp muội khác nhau này và cung cấp một tài liệu chi tiết về lịch sử của Nerja.

Theo đó, nơi này được con người thường xuyên viếng thăm, nhiều hơn bất kỳ hang động nào khác ở châu Âu kể từ thời tiền sử.

Tổng cộng, các nhà nghiên cứu đã xác định được 73 giai đoạn chiếm đóng hang động này, từ 41.218 năm đến 2.998 năm trước.

Dựa trên những phát hiện, các tác giả kết luận rằng, hang Nerja là hang động thuộc thời kỳ đồ đá cũ ở châu Âu. 

Các tàn tích lâu đời nhất được các nhà nghiên cứu xác định trùng khớp với ngành công nghiệp Aurignacian, có liên quan đến con người hiện đại sớm nhất ở châu Âu.


Hang động Nerja đã được sử dụng 40 thiên niên kỷ - (Ảnh: SHUTTERSTOCK).

Các phân tích sâu hơn tiết lộ có một loại thông đã được dùng để đốt lửa thắp sáng hang động trong suốt thời tiền sử, cho thấy loài cây đặc biệt này là nguồn nhiên liệu tốt nhất bấy giờ.

Những phát hiện này ít nhất đã giúp tiết lộ một số chi tiết liên quan đến việc vì sao nhiều thế hệ du khách đã sáng tạo và chiêm ngưỡng nghệ thuật dưới ánh sáng những ngọn đuốc từ gỗ thông.

“Các bức tranh thời tiền sử được xem dưới ánh lửa lập lòe của ngọn lửa, điều này có thể mang lại cảm giác các hình vẽ chuyển động và ấm áp nhất định", tác giả nghiên cứu María Ángeles Medina-Alcaide của Đại học Córdoba, Tây Ban Nha, giải thích.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News