Vì sao một số chỗ ngồi trên máy bay không bao giờ tồn tại?
Đối với nhiều tín ngưỡng, văn hoá khác nhau trên thế giới, một số hàng ghế như hàng số 4, 13, 14 hoặc 17 có thể không xuất hiện trên máy bay.
Một số hãng hàng không trên thế giới như Ryanair, Air France, Singapore Airlines, Cathay Pacific, Qatar Airlines, Emirates, KLM, Iberia và Lufthansa đều bỏ qua hàng ghế số 13 trên một số máy bay, theo Euronews. Điều này liên quan đến "triskaidekaphobia", hay chứng sợ số 13.
Số 17 cũng bị bỏ trên một số hãng bay. (Ảnh: Flight-Report).
Sự mê tín văn hóa về con số tồn tại trong cả Cơ đốc giáo và thần thoại Bắc Âu. Trong Kitô giáo, Judas, kẻ phản Chúa, là vị khách thứ 13 trong Bữa tiệc ly.
Tương tự, trong thần thoại Bắc Âu, Loki là người thứ 13 đến dự lễ hội Valhalla. Vào những năm 1700, truyền thuyết về "13 người cùng bàn" lần đầu tiên xuất hiện. Truyền thuyết này cho rằng nếu 13 người ngồi cùng bàn thì một người sẽ chết trong năm đó.
Trong khi đó, số 17 cũng bị bỏ trên một số hãng bay. Theo quan niệm, số 17 không may mắn đối với một số người bởi vì số XVII của La Mã, khi đảo chữ VIXI có nghĩa là "cuộc đời tôi đã kết thúc" trong tiếng Latinh.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội năm 2017, hãng hàng không Đức Lufthansa cho biết: "Hàng ghế 13 và 17 bị thiếu vì đây bị cho là những con số không may mắn".
Hãng hàng không giải thích chi tiết hơn trên trang web của mình: "Ở một số nền văn hóa, số 13 được coi là không may mắn. Đó là lý do tại sao không có hàng 13 trên máy bay, bởi chúng tôi tôn trọng niềm tin này. Sẽ không ai nghĩ rằng mình phải ngồi ở hàng ghế số 13 xui xẻo".
Ở một số quốc gia như Italy và Brazil, con số xui xẻo điển hình là 17 chứ không phải 13.
Các tòa nhà ở Trung Quốc thường không có tầng 4, 14. (Ảnh: Quora).
Các hãng hàng không Trung Quốc bỏ hàng số 4 trên máy bay của họ, vì từ số 4 trong tiếng Trung tương tự như từ chết (tử). Do đó, các tòa nhà ở Trung Quốc thường đi thẳng từ tầng 3 đến tầng 5, không có tầng thứ 4 ở giữa. Số 14 cũng bị một số hãng hàng không Trung Quốc bỏ qua bởi lý do tương tự. Trong tiếng Quan Thoại, số 14 phát âm tương tự "đã chết".
Không chỉ các hãng hàng không tránh số 13, một số khách sạn và tàu du lịch cũng không có boong hoặc tầng 13.

Tại sao “nơi sinh” lại là thông tin quan trọng trên hộ chiếu?
Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên trên thế giới có mẫu hộ chiếu không ghi thông tin nơi sinh.

Vì sao ăn rau muống lại gây sẹo lồi?
Nhiều người không dám ăn rau muống vì sợ nó sẽ gây ra tình trạng sẹo lồi, liệu điều này có đúng không?

Tại sao có loại nấm độc, có loại không?
Theo các nhà nghiên cứu, một số loại nấm sản sinh chất độc để khỏi bị ăn thịt, để có thể sinh sôi.

Tại sao loài hải ly thích xây dựng những con đập để làm tổ?
Trên thực tế, những con đập được xây dựng bởi loài hải ly không chỉ được dùng làm tổ cho chúng, mà hơn thế nữa, những con đập này mang lại những lợi ích vô cùng to lớn đối với hệ sinh thái.

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?
Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Vì sao người Trung Hoa cổ xưa viết chữ từ phải sang trái?
Người Trung Hoa cổ xưa viết chữ theo một trình tự rất độc đáo và khác biệt. Họ viết chữ theo hướng dọc thẳng từ trên xuống dưới và từ phải sang trái.
