Vì sao một số loài thực vật cụp lá lại vào ban đêm?

Theo các nhà khoa học, việc một số loài thực vật cụp lá vào ban đêm là điều có lợi cho sự tồn tại và phát triển của chúng.

Nếu đã từng đi lang thang trong các khu vườn ở thời điểm mặt trời lặn, bạn có thể nhận thấy rằng một số loài cây thường cụp lá lại vào cuối ngày. Hành động này có vẻ như thể hiện việc thực vật đang ngủ gật sau một ngày dài quang hợp nhưng thực chất thì chúng đang thể hiện một hành vi do sự tiến hóa được gọi là Nyctinasty.

Nyctinasty là gì?

Nyctinasty là khái niệm chỉ việc cánh hoặc lá của thực vật mở ra vào ban ngày và cụp lại vào ban đêm. Các nhà khoa học cho rằng những thực vật như vậy (hoa tulip, Maranta leuconeura...) có đồng hồ tự nhiên giống với con người (trừ tiếng kêu). Chuyển động trên lá hoặc cánh của chúng có liên quan đến sự thay đổi ánh sáng và nhiệt độ.

Vì sao một số loài thực vật cụp lá lại vào ban đêm?
Thực vật sẽ dựa vào pulvinus để tác động vào lá.

Thực vật Nyctinasty biết khi nào thì mở hoặc cụp lá nhờ pytochrome, một sắc tố xanh lam liên quan đến sự hấp thụ ánh sáng giúp điều chỉnh các loại sinh trưởng và phát triển khác nhau. Phytochrome phát hiện được cả ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa (far-red light) để thiết lập nhịp sinh học. Những chu kỳ này chỉ đạo các hoạt động hàng ngày của lá bằng cách xác định loại ánh sáng mà chúng đang hấp thụ; ánh sáng đỏ sẽ nhiều hơn vào ban ngày trong khi vào gần cuối ngày thì ánh sáng đỏ xa nhiều hơn.

Vì thực vật không có hệ thống cơ như động vật nên chúng sẽ dựa vào pulvinus để tác động vào lá. Mặc dù không phải tất cả thực vật đều có pulvinus này nhưng nó thường được tìm thấy ở phần cuống của lá và hoạt động như một cơ quan vận động. Các tế bào pulvinus tạo ra chuyển động đáng chú ý trong lá bằng cách mở rộng và thu nhỏ. Vận động này được cung cấp nhiên liệu bằng áp suất thủy tĩnh.

Mặc dù hiện nay các nhà khoa học đã giải thích được việc làm thế nào thực vật có thể mở hoặc cụp lá ra theo ánh sáng và nhiệt độ nhưng chưa rõ việc chúng đã tiến hóa như thế nào để làm được điều đó.

Tại sao thực vật lại cụp lá vào ban đêm?

Lý thuyết phổ biến nhất hiện nay giải thích cho vấn đề này là thực vật cụp lá để lấy nước vào ban đêm. Lá cây xòe ra vào ban ngày để hứng mưa cũng như hút ẩm rồi khép lại vào ban đêm để các giọt nước nhỏ giọt xuống rễ.

Vì sao một số loài thực vật cụp lá lại vào ban đêm?
 Lá cụp lại sẽ gây khó khăn cho sâu bệnh, dơi, bọ cánh cứng xâm nhập và cướp phấn hoa.

Ngoài ra, một số nhà khoa học cũng cho rằng cánh và lá của một số thực vật cụp lại vào ban đêm để giữ cho phấn hoa khô. Việc phấn hoa khô sẽ giúp cho nó nhẹ hơn và côn trùng dễ phát tán hơn. Đối với thực vật thụ phấn liên quan đến côn trùng hoạt động ban ngày như ong và bướm việc cụp cánh và lá vào ban đêm có thể bảo vệ phấn hoa. Lá cụp lại sẽ gây khó khăn cho sâu bệnh, dơi, bọ cánh cứng xâm nhập và cướp phấn hoa.

Theo Charles Darwin, thực vật có thể đang tự bảo vệ mình khỏi một mối nguy hiểm khác vào ban đêm - nhiệt độ xuống quá thấp. Việc lá cụp lại có thể là xu hướng tự bảo vệ mình của thực vật. Nhìn chung, dù với mục đích là gì thì việc cụp lá hoặc cánh vào ban đêm cũng liên quan đến một số hành vi làm tăng khả năng sinh trưởng và tồn tại của thực vật.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao lông chim cánh cụt không bao giờ bị đông đá?

Vì sao lông chim cánh cụt không bao giờ bị đông đá?

Chim cánh cụt ở Nam Cực sống trong một môi trường vô cùng khắc nghiệt khi nhiệt độ ở đây có thể giảm xuống đến -40°C và tốc độ của gió có thể đạt đến 140km/giờ.

Đăng ngày: 22/07/2021
Vì sao Elon Musk vẫn chưa bay lên vũ trụ?

Vì sao Elon Musk vẫn chưa bay lên vũ trụ?

Richard Branson và Jeff Bezos đã lần lượt bay lên rìa không gian, mở ra kỉ nguyên du lịch vũ trụ. Trong khi đó, Elon Musk vẫn im hơi lặng tiếng.

Đăng ngày: 21/07/2021
Tại sao một số âm thanh làm cho chúng ta nổi da gà?

Tại sao một số âm thanh làm cho chúng ta nổi da gà?

Âm thanh tác động rất lớn đến cảm xúc của con người.

Đăng ngày: 19/07/2021
Vì sao Hoàng đế nhà Thanh khi thị tẩm xong, lại lập tức đuổi phi tần đi?

Vì sao Hoàng đế nhà Thanh khi thị tẩm xong, lại lập tức đuổi phi tần đi?

Nguyên nhân lý giải cho việc này bắt nguồn từ một quy định có từ thời nhà Minh mà Hoàng đế Thanh triều phải tuân theo.

Đăng ngày: 19/07/2021
Tại sao chó và mèo bị rụng lông?

Tại sao chó và mèo bị rụng lông?

Rụng lông là một quá trình sinh lý hết sức bình thường, nó xảy ra ở hầu hết các loài động vật có lông, trong đó có cả con người.

Đăng ngày: 17/07/2021
Tại sao khi đối đầu với các loài rắn độc,

Tại sao khi đối đầu với các loài rắn độc, "vua chó chọi" Pitbull lại thường thất thế hay bị giết chết?

Nếu như các loài chó khác có thể khắc chế được các loài rắn độc thì Pitbull lại thường nhận kết 'quả đắng' trong những trận chiến. Tất cả là do bản tính hung hăng!

Đăng ngày: 16/07/2021
Vì sao Hoàng đế Trung Hoa không cho phép phi tần đích thân nuôi dưỡng con cái?

Vì sao Hoàng đế Trung Hoa không cho phép phi tần đích thân nuôi dưỡng con cái?

Để đảm bảo sinh hoạt thường ngày của các tiểu Hoàng tử, tiểu Công chúa, trong hoàng cung sẽ có những vị nhũ mẫu đặc biệt.

Đăng ngày: 14/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News