Vì sao mùi hương có thể đánh thức ký ức?

Một mùi thơm bất chợt giống như một chiếc cổng thời gian ngay lập tức đưa bạn từ một con phố nhộn nhịp đông đúc trở về với một nơi bình lặng bạn đã từng đến nhiều năm trước. Khoa học cho biết mùi thơm có thể đánh thức những kỷ niệm đã bị lãng quên từ lâu.

Nhưng vì sao lại như vậy? Câu trả lời ngắn gọn là do các vùng não bộ xử lý mùi thơm, ký ức và cảm xúc có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Trên thực tế, bộ não có một cách điều khiển khứu giác vô cùng đặc biệt, khác hẳn cách điều khiển các giác quan khác.

Một mùi hương là những hạt hóa học đi vào cơ thể bạn qua đường mũi để vào đến hành khứu giác của não. Ở đây cảm giác về mùi được xử lý để bộ não có thể hiểu được, sau đó các tế bào não chuyển tín hiệu này đến một vùng rất nhỏ trong não gọi là hạch hạnh nhân để xử lý cảm xúc, tiếp theo là đến hồi cá ngựa ở ngay bên cạnh là nơi diễn ra quá trình học hỏi và hình thành ký ức.

Vì sao mùi hương có thể đánh thức ký ức?
Cảm xúc, ký ức và mùi hương có mối liên hệ cực kì thân thiết với nhau.

Ông John McGann – Giáo sư dự khuyết của Khoa tâm lý học, Trường đại học Rutgers ở New Jersey, Mỹ - cho biết mùi hương đi thẳng đến các trung tâm cảm xúc và trí nhớ của bộ não, còn tất cả những yếu tố tác động qua các giác quan khác đều đi qua một vùng của não gọi là vùng dưới đồi, có chức năng như một “tổng đài”, đóng ngắt, phân chia thông tin về các sự vật chúng ta nhìn, nghe, cảm thấy đến các vùng khác của bộ não. Mùi hương bỏ qua “tổng đài” này và đi thẳng đến hành khứu giác và rồi đến hạch hạnh nhân và hồi cá ngựa chỉ trong một hoặc hai synapse.

Do đó, cảm xúc, ký ức và mùi hương có mối liên hệ cực kì thân thiết với nhau. Đây là lí do vì sao mùi hương có thể đánh thức ký ức và gây cảm xúc cũng như gây liên tưởng nhiều hơn các cảm nhận bằng các giác quan khác. Chẳng hạn như một mùi hương quen thuộc nhưng đã bị lãng quên từ lâu cũng có thể khiến người ta bật khóc.

Bà Rachel Herz – Giáo sư trợ giảng về tâm thần và hành vi con người của Trường đại học Brown ở Đảo Rhode, Mỹ - nhận định các mùi hương thật sự đặc biệt vì chúng có thể khơi dậy ký ức mà các cách khác không thể làm được. Việc hàng ngày nhìn thấy người và cảnh vật thân quen không làm cho bạn ghi nhớ những kí ức cụ thể.

Ví dụ như việc đi vào phòng khách là một kích thích tố lặp đi lặp lại, một hành động bạn làm đi làm lại ngày này qua ngày khác, vì thế nó sẽ không gợi lại một khoảnh khắc cụ thể đã xảy ra trong căn phòng đó. Ngược lại, nếu có một mùi hương liên quan đến một thứ gì đó đã xảy ra trong quá khứ của bạn và bạn không bao giờ tình cờ bắt gặp lại mùi hương đó thì có khả năng bạn sẽ không bao giờ nhớ đến điều đã xảy ra đó nữa.

Nhìn chung, khi một người ngửi thấy mùi gì đó liên quan đến một sự việc có ý nghĩa với họ trong quá khứ thì đầu tiên họ sẽ có phản ứng về cảm xúc và sau đó là nhớ lại sự việc. Nhưng đôi khi ký ức không thực sự trở về rõ ràng, người đó có thể có một cảm giác về một điều gì đó đã từng xảy ra nhưng không nhớ ra được điều mà họ đã trải qua. Điều này một phần còn phụ thuộc vào bối cảnh.

Hãy hình dung một người đi bộ xuống phố, ngửi thấy một mùi hương đã ngửi thấy lần đầu tiên từ nhiều chục năm trước và có một cảm xúc xuất hiện. Nếu lần đầu anh ta ngửi thấy mùi này là vào một hoàn cảnh hoàn toàn khác, như trong một rạp chiếu phim chẳng hạn, thì việc gợi lại ký ức đó khá là khó.

Bộ não sử dụng bối cảnh để đặt tên cho thông tin và để tìm lại ký ức đó. Một lát sau, nếu anh ta vẫn ngửi thấy mùi hương đó thì nó sẽ thoát khỏi ký ức cũ và không còn khả năng gợi nhớ ký ức đó nữa. Ngoài ra, những ký ức do mùi hương gợi lại cũng có những điểm yếu giống như những ký ức khác, tức là cũng có thể không chính xác và được ghi lại bằng tất cả các hồi tưởng.

Tuy nhiên, do những mối liên kết cảm xúc mạnh mẽ mà các ký ức mang lại, những người ghi nhớ một điều gì đó do mùi hương mang lại thì thường tin rằng các ký ức của họ là chính xác.

Mối quan hệ giữa mùi hương và ký ức cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe về trí nhớ. Khứu giác suy giảm có thể là biểu hiện của suy giảm trí nhớ do tuổi già, hoặc cũng có thể do người đó mắc bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bánh cho chị em, ăn không sợ béo, kích cỡ to mà nhẹ như không khí

Loại bánh cho chị em, ăn không sợ béo, kích cỡ to mà nhẹ như không khí

Các nghệ nhân tại xưởng thiết kế Bompass & Parr có trụ sở tại London (Anh) đã hợp tác với các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Aerogelex ở Hamburg (Đức) để chuyển các tính chất của vật liệu rắn nhẹ nhất thế giới vào một món tráng miệng có thể ăn được.

Đăng ngày: 15/12/2019
Những sự thật khoa học ít được biết đến sẽ khiến bạn không khỏi hoài nghi

Những sự thật khoa học ít được biết đến sẽ khiến bạn không khỏi hoài nghi

Tắc kè uống nước từ chính mắt của chúng; gấu koala con ăn phân của mẹ để xây dựng hệ vi sinh đường ruột, loài cú có thể ngồi xếp bằng, và còn nhiều sự thật khoa học thú vị khác đang chờ bạn khám phá.

Đăng ngày: 15/12/2019
Điểm sâu nhất thế giới trên đất liền

Điểm sâu nhất thế giới trên đất liền

Các nhà nghiên cứu tìm thấy một vực thẳm bên dưới sông băng Denman nằm ở 3,5 km bên dưới mực nước biển, chỉ kém độ sâu của các rãnh đại dương.

Đăng ngày: 14/12/2019
Điều gì xảy ra khi con người ngừng sinh sản trong 30 năm?

Điều gì xảy ra khi con người ngừng sinh sản trong 30 năm?

Nếu thực sự nhân loại không thể sinh sản trong vòng 30 năm thì đó là tín hiệu đáng mừng cho Trái Đất hay nỗi tuyệt vọng vô hạn sẽ bao trùm cả thế giới?

Đăng ngày: 13/12/2019
Trái Đất đang nặng lên hay nhẹ đi?

Trái Đất đang nặng lên hay nhẹ đi?

Trái Đất hút hàng chục tấn bụi từ vũ trụ mỗi ngày, vậy phải chăng hành tinh xanh đang ngày càng nặng hơn?

Đăng ngày: 13/12/2019
Dị nhân có thể giết muỗi cách xa 6 dặm chỉ nhờ

Dị nhân có thể giết muỗi cách xa 6 dặm chỉ nhờ "xì hơi"

Mới đây, một người đàn ông ở Ukraina tuyên bố, anh có thể giết muỗi ở khoảng cách 6 dặm chỉ nhờ vào chứng đầy hơi của mình.

Đăng ngày: 12/12/2019
Chiếc lò sưởi chân chống lạnh đầu thế kỷ 17

Chiếc lò sưởi chân chống lạnh đầu thế kỷ 17

Người Hà Lan đặt một bát chứa than nóng vào bên trong lò, đặt chân lên mặt trên bằng gỗ có đục lỗ hoặc phiến đá để sưởi ấm.

Đăng ngày: 12/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News