Vì sao Mỹ không thể lên Mặt trăng trong 50 năm qua?

50 năm sau cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của phi hành đoàn Apollo 17 vào tháng 12-1972, NASA mới hứa sẽ trở lại hành tinh này sớm nhất có thể là vào năm 2025, trong chương trình Artemis.

Cựu giám đốc NASA Jim Bridenstine, người điều hành cơ quan này dưới thời chính quyền cựu tổng thống Trump cho biết, không phải rào cản khoa học hay công nghệ đã ngăn cản Mỹ thực hiện điều này sớm hơn.

Vì sao Mỹ không thể lên Mặt trăng trong 50 năm qua?
Năm mươi năm sau cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của phi hành đoàn Apollo 17 vào tháng 12-1972, Mỹ vẫn chưa thể đưa phi hành gia của mình lên lại "chị Hằng" - (Ảnh: NASA).

Vậy lý do đó là gì?

Chi phí

Lý do đầu tiên chính là chi phí cao. Ngân sách năm 2022 của NASA là 24 tỉ USD, và chính quyền Tổng thống Biden đang yêu cầu Quốc hội tăng con số đó lên gần 26 tỉ USD trong ngân sách năm 2023.

Số tiền đó được chia cho tất cả các hoạt động của cơ quan này và các dự án đầy tham vọng, như: kính thiên văn vũ trụ James Webb, dự án tên lửa khổng lồ mang tên Hệ thống phóng không gian (SLS) và các nhiệm vụ xa xôi tới Mặt trời, sao Mộc, sao Hỏa, các vành đai tiểu hành tinh, các vành đai Kuiper, và bờ rìa của Hệ Mặt trời.

Trong khi đó, quân đội Mỹ có ngân sách khoảng 858 tỉ USD năm 2023.

So với ngân sách liên bang, tỉ lệ ngân sách của NASA nhỏ hơn so với trước đây.

"Phần ngân sách liên bang của NASA chỉ duy nhất đạt mức cao nhất là 4% vào năm 1965. Trong 40 năm qua, nó vẫn ở mức dưới 1% và trong 15 năm qua, nó đã hướng tới 0,4% ngân sách liên bang", cựu phi hành gia Walter Cunningham của Apollo 7 cho biết

Yếu tố chính trị

Quá trình thiết kế, chế tạo và thử nghiệm một con tàu vũ trụ thường kéo dài hơn một nhiệm kỳ tổng thống.

Nhưng các tổng thống và nhà lập pháp mới thường loại bỏ các ưu tiên khám phá không gian của nhà lãnh đạo tiền nhiệm.

Vào năm 2004, chính quyền cựu tổng thống Bush đã giao nhiệm vụ cho NASA tìm ra cách thay thế tàu con thoi sắp nghỉ hưu, đồng thời quay trở lại Mặt trăng. Cơ quan này đã đưa ra chương trình Constellation để đưa các phi hành gia lên Mặt trăng bằng cách sử dụng một tên lửa có tên là Ares và một tàu vũ trụ có tên Orion.

NASA đã chi 9 tỉ USD trong 5 năm để thiết kế, xây dựng và thử nghiệm phần cứng cho chương trình đưa người vào vũ trụ đó.

Tuy nhiên, sau khi cựu tổng thống Barack Obama nhậm chức, ông đã hủy bỏ chương trình Constellation và thay thế bằng chương trình tên lửa SLS.

Đến thời cựu tổng thống Trump, ông không loại bỏ SLS nhưng đã thay đổi mục tiêu, từ đưa phi hành gia đến một tiểu hành tinh sang ưu tiên các nhiệm vụ trên Mặt trăng và sao Hỏa.

Những thay đổi thường xuyên như vậy đã dẫn đến hết lần hủy này đến lần hủy khác, gây lỗ khoảng 20 tỉ USD, lãng phí thời gian và động lực.

Công chúng thờ ơ và thiếu đội ngũ kế thừa

Mặt khác, mối quan tâm của công chúng đối với hoạt động khám phá Mặt trăng luôn rất thờ ơ.

Ngay cả ở đỉnh cao của chương trình Apollo, sau khi 2 phi hành gia Aldrin và Neil Armstrong bước lên bề mặt Mặt trăng, chỉ 53% người Mỹ cho biết họ nghĩ rằng chương trình đáng giá.

Một vấn đề khác là đội ngũ kế thừa. Ngày nay nhiều trẻ em Mỹ được thăm dò ý kiến nói rằng chúng mơ ước trở thành ngôi sao YouTube hơn là phi hành gia.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao mọi người bị cảm lạnh và cúm nhiều hơn trong mùa đông?

Tại sao mọi người bị cảm lạnh và cúm nhiều hơn trong mùa đông?

Các nhà khoa học thực hiện một nghiên cứu mới đã tìm ra lý do sinh học khiến chúng ta mắc nhiều bệnh về đường hô hấp hơn vào mùa đông.

Đăng ngày: 18/12/2022
Nước Nga đất rộng người thưa, tại sao người dân lại

Nước Nga đất rộng người thưa, tại sao người dân lại "đổ xô" tới sống ở các thành phố chật chội và đắt đỏ?

Nga là nước rộng lớn nhất thế giới với tổng diện tích đất là 16.299.981km2. Thế nhưng dân số ở đây phân bố không đồng đều với 74,93% dân số sống ở thành thị.

Đăng ngày: 18/12/2022
Ngôi làng khắc nghiệt, lượng oxy cực thấp nhưng vì sao không ai muốn rời đi?

Ngôi làng khắc nghiệt, lượng oxy cực thấp nhưng vì sao không ai muốn rời đi?

Nằm ở Tây Tạng, đây được coi là một trong những ngôi làng có điều kiện sống khắc nghiệt nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 17/12/2022
Tại sao sét ít đánh trên biển hơn trên đất liền?

Tại sao sét ít đánh trên biển hơn trên đất liền?

Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng các tia sét ít hơn 90% ở những khu vực có sương mù mặn trong khí quyển.

Đăng ngày: 16/12/2022
Vì sao đường phố Nhật Bản không có thùng rác mà vẫn luôn sạch sẽ?

Vì sao đường phố Nhật Bản không có thùng rác mà vẫn luôn sạch sẽ?

20 năm trước, thùng rác vẫn nằm rải rác khắp đường phố Nhật Bản. Tuy nhiên ngay cả khi nó biến mất, đường phố Nhật Bản vẫn luôn sạch sẽ.

Đăng ngày: 15/12/2022
Loại thịt được WHO phân loại có thể gây ung thư nhưng tại sao hàng triệu người vẫn ăn?

Loại thịt được WHO phân loại có thể gây ung thư nhưng tại sao hàng triệu người vẫn ăn?

Thịt đỏ được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A - nhóm có thể gây ung thư trên người nhưng nó vẫn có những dinh dưỡng nhất định mà cơ thể cần.

Đăng ngày: 11/12/2022
Tại sao giải Nobel của Marie Curie lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với khoa học hiện đại?

Tại sao giải Nobel của Marie Curie lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với khoa học hiện đại?

Marie Curie là một nhà vật lý và hóa học người Pháp gốc Ba Lan. Bà được coi là người tiên phong trong việc nghiên cứu về tính phóng xạ.

Đăng ngày: 11/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News