Vì sao Mỹ loại bỏ sợi carbon khỏi tàu vũ trụ sắp tới Mặt trăng?

Tàu vũ trụ "Starship" dự kiến sẽ tham gia kế hoạch đổ bộ xuống Mặt Trăng vào năm 2025.

"Starship" là con tàu vũ trụ được Công ty Space X phát triển nằm trong kế hoạch xây dựng một hệ thống giao thông đưa người, vệ tinh và hàng hóa nặng vào không gian và có thể tái sử dụng.


Các tên lửa "Starship" của SpaceX. (Nguồn: Lash Gear).

Được biết Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) dự kiến sẽ sử dụng Starship cho sứ mệnh Artemis 3 - một kế hoạch đổ bộ xuống cực nam Mặt trăng vào năm 2025.

Phần vỏ của "Starship" ban đầu được cho là làm từ sợi carbon - tuy nhiên những hình ảnh hiện tại cho thấy chúng được làm từ kim loại.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn "Popular Mechanics" vào tháng 1/2019, doanh nhân Elon Musk - người đứng đầu SpaceX tiết lộ rằng phần thân "Starship" sẽ được làm từ thép không gỉ thay vì sợi carbon. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí - tuy nhiên cũng có một số lợi ích bổ sung.

Theo ông Musk, sợi carbon rất đắt, 1kg giá khoảng 135 USD và trong quá trình tạo hình có tới 35% vật liệu bị lãng phí. Tức là SpaceX phải chi ra gần 200 USD cho mỗi kg vật liệu sợi carbon. Thép không gỉ có giá thấp hơn nhiều lần - chỉ 3 USD/kg.

Không những vậy, thép không gỉ có nhiệt độ nóng chảy cao hơn sợi carbon.

Ông Musk cho biết thép không gỉ có thể chịu được nhiệt độ 815 độ C còn sợi carbon chỉ "ở trạng thái ổn định" với nhiệt độ trên dưới 150 độ C.

Từ lập luận của ông Musk, có thể thấy không cần bàn cãi khi SpaceX chế tạo tàu vũ trụ bằng thép không gỉ, thứ sáng bóng, rẻ và bền - bất chấp việc chúng trông giống hệt như các silo (các tháp chứa ngũ cốc).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?

Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?

Mỗi hành động trong văn hóa tang lễ đều mang ý nghĩa sâu xa mà kể cả người thực hiện cũng chưa chắc hiểu hết.

Đăng ngày: 15/05/2025
Trái đất có 60 nghìn tỷ tấn vàng, mỗi người có thể chia sẻ 7.000 tấn, nhưng tại sao nó vẫn có giá trị như vậy?

Trái đất có 60 nghìn tỷ tấn vàng, mỗi người có thể chia sẻ 7.000 tấn, nhưng tại sao nó vẫn có giá trị như vậy?

Vàng là một trong những loại tiền tệ có giá trị nhất từ thời cổ đại, và đến nay nó vẫn là một trong những loại tiền tệ ổn định nhất.

Đăng ngày: 14/05/2025
Tại sao đá lạnh có thể dính vào tay khi cầm?

Tại sao đá lạnh có thể dính vào tay khi cầm?

Bạn đã bao giờ lấy đá từ trong tủ lạnh ra để uống café hay nước ngọt nhưng chưa kịp cho vào ly thì ngay lập tức phát hiện ra nó đã dính chặt vào tay?

Đăng ngày: 14/05/2025
Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

Đến Hà Nội mà chưa ra Bờ Hồ, chưa vào Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền coi như chưa biết Hà Nội. Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội mặc định từ bao năm nay.

Đăng ngày: 11/05/2025
Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?

Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?

Với độc tố trong người và kỹ năng phồng mình thành một quả cầu gai, cá nóc có thể dọa được rất nhiều kẻ thù của mình.

Đăng ngày: 11/05/2025
Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?

Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?

Vào năm 1996, chú cừu Dolly gây xôn xao khắp thế giới sau khi trở thành động vật có vú đầu tiên được nhân bản thành công từ tế bào trưởng thành.

Đăng ngày: 05/05/2025
Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết vì họ tin rằng đó là cách để người chết tận hưởng cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News