Vì sao NASA muốn lập múi giờ cho Mặt trăng?

Chính phủ Mỹ giao nhiệm vụ cho Cơ quan Vũ trụ NASA lập múi giờ chuẩn cho Mặt trăng, sẽ được gọi là Giờ Mặt trăng phối hợp (CLT).

Trong bản ghi nhớ công bố ngày 2/4, Văn phòng Chính sách khoa học và công nghệ Mỹ (OSTP) cho biết, các cơ quan liên bang sẽ tiêu chuẩn hóa thời gian trên các thiên thể, với trọng tâm ban đầu là Mặt trăng và các sứ mệnh trong quỹ đạo của Mặt trăng. NASA dự kiến sẽ hoàn thành CLT vào năm 2026.

Vì sao NASA muốn lập múi giờ cho Mặt trăng?
Nhiều quốc gia đang chạy đua khám phá tiềm năng của Mặt trăng. (Ảnh: Getty)

Theo thuật ngữ thông thường, con người cần một hệ thống đồng bộ hóa thời gian trên Trái đất với thời gian trên Mặt trăng, vì lực hấp dẫn trên Mặt trăng thấp hơn khiến thời gian trên đó di chuyển nhanh hơn một chút so với trên Trái đất – chỉ 58,7 micro giây sau 24 giờ Trái đất.

Đây không phải là khoa học viễn tưởng, dù nó được đưa vào những phim bom tấn Hollywood như Interstellar. Tốc độ thời gian trôi chịu tác động của trọng lực.

Mặc dù nhỏ, nhưng khác biệt về thời gian có thể gây ra vấn đề trong việc đồng bộ hóa các vệ tinh và trạm vũ trụ trên quỹ đạo Mặt trăng.

Con người trên Trái đất sử dụng UTC (Giờ phối hợp quốc tế) để đồng bộ hóa các múi giờ trên toàn thế giới. UTC được xác định bởi hơn 400 đồng hồ nguyên tử trong những “phòng thí nghiệm thời gian” ở khoảng 30 quốc gia trên thế giới. Đồng hồ nguyên tử sử dụng sự rung động của các nguyên tử để đạt được độ chính xác cực cao trong đo lường thời gian.

Đồng hồ nguyên tử tương tự sẽ được đặt trên Mặt trăng để có thể đo thời gian chính xác.

Dù không đề cập đến múi giờ trên các hành tinh khác, nhưng vào năm 2019, sứ mệnh Đồng hồ nguyên tử không gian sâu (DSAC) của NASA đã thử nghiệm đồng hồ nguyên tử để cải thiện khả năng điều hướng của tàu vũ trụ trong không gian sâu.

Sứ mệnh DSAC được tên lửa Falcon Heavy của SpaceX phóng lên vào ngày 22/6/2019. Tên lửa đã thử nghiệm đồng hồ nguyên tử trên quỹ đạo Trái đất trong 1 năm.

Nhiệm vụ kết thúc thành công vào năm 2021, với đồng hồ nguyên tử trên tàu duy trì thời gian và định vị chính xác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao cá heo thích cưỡi sóng trước mũi tàu?

Tại sao cá heo thích cưỡi sóng trước mũi tàu?

Cá heo nhiều lần được bắt gặp đang bơi trước mũi tàu thuyền và cũng có nhiều lý giải khác nhau cho hành vi này.

Đăng ngày: 23/04/2024
Tại sao ở Úc có nhiều hồ màu hồng?

Tại sao ở Úc có nhiều hồ màu hồng?

Ở Úc có nhiều hồ màu hồng. Theo các nhà khoa học, hồ màu hồng được tạo ra bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm khí hậu và thủy văn...

Đăng ngày: 22/04/2024
Tại sao những người nông dân châu Phi lại vẽ mắt lên mông của bò?

Tại sao những người nông dân châu Phi lại vẽ mắt lên mông của bò?

Việc vẽ mắt lên mông bò ở châu Phi là một biện pháp độc đáo nhằm bảo vệ gia súc khỏi sự tấn công của sư tử.

Đăng ngày: 22/04/2024
Vì sao chim điên có thể lao thẳng xuống dưới nước với tốc độ 86km/h mà không bị gãy cổ?

Vì sao chim điên có thể lao thẳng xuống dưới nước với tốc độ 86km/h mà không bị gãy cổ?

Chim điên (Sulidae) là một họ chim bao gồm 9-10 loài. Chúng là các loài chim biển sống ven bờ có kích thước từ trung bình tới lớn, có hoạt động săn bắt mồi bằng cách lao mình xuống nước.

Đăng ngày: 20/04/2024
Mặc dù không có sự kết nối, nhưng tại sao lại có kim tự tháp trên khắp thế giới?

Mặc dù không có sự kết nối, nhưng tại sao lại có kim tự tháp trên khắp thế giới?

Khi nói đến kim tự tháp, chúng ta thường nghĩ ngay đến kim tự tháp Ai Cập. Trong suy nghĩ của nhiều người, kim tự tháp đã trở thành biểu tượng của Ai Cập.

Đăng ngày: 19/04/2024
Vì sao nước trong hồ không thấm hết vào lòng đất?

Vì sao nước trong hồ không thấm hết vào lòng đất?

Đất có khả năng hấp nạp nước cao, vậy tại sao nước trong những hồ lớn lại không ngấm hết tất cả xuống lòng đất?

Đăng ngày: 19/04/2024
Tại sao gấu trúc khổng lồ biết bơi nhưng nó vẫn có thể bị chết đuối?

Tại sao gấu trúc khổng lồ biết bơi nhưng nó vẫn có thể bị chết đuối?

Gần đây, người ta đã tìm thấy xác một con gấu trúc khổng lồ trên một con sông ở thị trấn Fengtongzhai, huyện Bảo Hưng, Nhã An, Tứ Xuyên, Trung Quốc và nghi ngờ rằng nó đã bị chết đuối.

Đăng ngày: 19/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News