Vì sao người Ấn Độ thường ăn bằng tay?

Phần lớn người Ấn Độ vẫn có thói quen dùng tay bốc khi ăn. Điều này khiến một số người tranh cãi nếu chưa hiểu văn hóa Ấn Độ. Mời độc giả trả lời câu hỏi bằng cách bấm vào phần xanh lá dưới ảnh. Câu trả lời tham khảo sẽ có vào 15h hôm nay.

Theo India Today, ăn bằng tay (ăn bốc) là một nét văn hóa truyền thống ở Ấn Độ. Nhưng không chỉ riêng Ấn Độ có cách ăn này mà các quốc gia khác thuộc tiểu lục Ấn Độ, gồm Pakistan, Nepal, Bhutan, Tây Tạng, Bangladesh, Maldives và Sri Lanka, cũng có văn hóa ăn bằng tay.

Việc ăn bằng tay ở Ấn Độ có các quy tắc riêng. Theo trang Medium, người Ấn Độ thường chỉ dùng tay phải để bốc thức ăn. Khi ăn, họ thường ngồi bắt chéo chân ở dưới đất, lưng thẳng. Trước khi ngồi, có trải sẵn một tấm vải, tránh để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với đất. Người Ấn Độ chỉ chạm vào thức ăn bằng những đầu ngón tay, không dùng cả bàn tay.


Ăn bằng tay là một nét văn hóa truyền thống của Ấn Độ.

Theo Medium, việc ăn bằng tay của người Ấn Độ có liên quan tới Ayurveda - một hệ thống y học có nguồn gốc lịch sử ở tiểu lục Ấn Độ. Theo Ayurveda, việc ăn bằng tay tốt cho sức khỏe vì những lý do này:

  • 1. Cơ thể của bạn sẽ cảm nhận được nhiệt độ thức ăn. Khi dùng tay bốc thức ăn, bạn sẽ nhận biết được thức ăn có quá nóng, quá lạnh hay ở nhiệt độ thích hợp để đưa vào miệng. Não bộ cũng sẽ truyền thông tin tới dạ dày để sẵn sàng tiêu hóa thức ăn.
  • 2. Xác định được lượng thức ăn vừa đủ theo ý mình để đưa vào miệng.
  • 3. Các dây thần kinh ở đầu ngón tay giúp truyền thông tin qua não bộ rằng bạn sắp ăn. Não bộ sẽ chuyển thông tin tới dạ dày để giải phóng dịch tiêu hóa và các enzym, giúp tiêu hóa tốt.
  • 4. Người Ấn Độ cho rằng việc ăn bằng tay không chỉ giúp lấp đầy dạ dày mà còn "nuôi dưỡng" tinh thần của mỗi người. Khi chạm trực tiếp vào thức ăn bằng tay, bạn tạo ra sự kết nối về thể chất và tinh thần với món ăn.
  • 5. Dân gian Ấn Độ quan niệm 5 ngón tay đại diện cho 5 yếu tố giúp tạo thành vũ trụ gồm: Không gian, không khí, lửa, nước và đất. Người Ấn Độ tin rằng nếu 5 yếu tố này kết hợp với nhau khi bạn ăn, sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.

Trước khi ăn, người Ấn Độ thường rửa sạch tay để đảm bảo vệ sinh ăn uống. Ngoài ra, với thức ăn dạng lỏng như súp, họ có thể dùng thìa để ăn.

Theo trang Medium, mỗi quốc gia có nét văn hóa riêng biệt. Việc dùng tay hay dùng dao, dĩa khi ăn chỉ là sự khác biệt văn hóa và mỗi nền văn hóa đều cần được tôn trọng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?

Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tại sao chim có thể làm rơi máy bay

Tại sao chim có thể làm rơi máy bay

Là những cỗ máy nặng hàng chục tấn và làm từ những vật liệu siêu bền, nhưng máy bay lại có thể gặp vấn đề khi đối diện với những chú chim nhỏ bé.

Đăng ngày: 13/02/2025
Vì sao con thiêu thân thích

Vì sao con thiêu thân thích "đâm đầu" vào ánh sáng?

Dù là ánh sáng của lửa, của bóng đèn hay từ ti vi, điện thoại, những con thiêu thân cũng không ngần ngại mà lao thẳng vào.

Đăng ngày: 05/02/2025
Vì sao trên ban thờ ngày Tết bắt buộc phải có mâm ngũ quả?

Vì sao trên ban thờ ngày Tết bắt buộc phải có mâm ngũ quả?

Mâm ngũ quả trên ban thờ ngày Tết không chỉ có tác dụng trang trí mà còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa tâm linh quan trọng trong truyền thống dân tộc ta.

Đăng ngày: 03/02/2025
Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tự bảo mình không quan tâm đến các tiếng động, chuyển động và mùi ở xung quanh để khỏi bị thức giấc. Quyết định này do não điều khiển.

Đăng ngày: 29/01/2025
Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Đăng ngày: 19/01/2025
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 30/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News