Vì sao người Nhật vẫn thích ngồi trên sàn nhà?

Khi bạn đang ở Nhật Bản, ngay cả việc ngồi dưới sàn nhà cũng là một trải nghiệm rất mới mẻ.

Ghế là một trong nhiều “công nghệ” được du nhập vào từ nước ngoài mà người Nhật Bản đã hết lòng chấp nhận. Tuy nhiên, hầu hết người dân Nhật nếu được chọn sẽ chỉ chọn ngồi dưới sàn nhà. Và điều này rất phổ biến cho dù bạn đang ở bất kì nơi đâu, cho dù đó là một khách sạn sang trọng hay một nhà hàng giá rẻ.

Nguyên nhân là vì khi ngồi trên sàn, bạn sẽ không bao giờ mang giày, và điều này sẽ giúp cho những người khách vô ý tránh mang giày từ bên ngoài vào trong làm bẩn sàn nhà. Việc đi giày vào trong các cửa hàng và một số nhà hàng là hoàn toàn được chấp nhận. Nhưng nếu bạn mang giày vào nơi chỉ dành cho việc ngồi bệt dưới sàn thì đây sẽ là một sự xúc phạm lớn đối với chủ nhà, tương tự như việc bạn mang giày giẫm lung tung lên ghế sofa ở phương Tây. Chỉ cần bước vào bên trong ngôi nhà với bất kì phần nào trên đôi chân bạn đã chạm vào mặt đất bẩn bên ngoài cũng là một điều xúc phạm, ngay cả khi đó là một đôi vớ.

Ở các ngôi nhà phương Tây, sàn là một phần của nền đất nên mọi người đi giày, ngồi ghế, trải thảm, kê giường. Trong khi đó, ở nền văn hóa Á đông, sàn giống như phần mở rộng của giường, được nâng cao, trải đệm... Tường nhà có thể đơn giản và không chắc chắn nhưng sàn luôn được đầu tư chu đáo. Bởi vậy, người Nhật thường bỏ dép ngoài cửa, ngồi bệt ở một số phòng, đặc biệt là phòng ngủ, phòng ăn, phòng uống trà. Ngày nay hầu hết mọi người Nhật đều không mua ghế đặt trong nhà của họ. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực. Ngôi nhà Nhật thường có ít nhất một căn phòng xây theo kiểu washitsu. Tại căn phòng này, sàn nhà sẽ được bao phủ bởi thảm rơm tatami. Trong căn phòng này sẽ hoàn toàn không có đồ nội thất, ngoại trừ một chiếc bàn thấp và một vài chiếc đệm. Một số ngôi nhà chỉ đơn thuần có độc nhất loại phòng này, và không hề có ghế. Phòng washitsu cũng rất phổ biến ở các khách sạn và nhà hàng.

Vì sao người Nhật vẫn thích ngồi trên sàn nhà?
Ngồi trên sàn nhà là một văn hóa có từ rất lâu đời tại Nhật Bản. (Nguồn ảnh: unmissablejapan).

Ở một số nơi, việc ngồi trên sàn chỉ dành cho trẻ chưa thành niên. Tuy nhiên quy tắc này lại không được áp dụng ở Nhật. Ngay cả khi có ghế thì người Nhật cũng sẽ chọn ngồi trên sàn vì điều này khiến họ cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn. Những người nước ngoài, đặc biệt là người phương Tây ban đầu sẽ không quen với điều này, nhưng tôi chắc chắn rằng họ sẽ dần cảm thấy thích thú.

Ở Nhật có một loạt từ chỉ các cách ngồi khác nhau phù hợp với từng hoàn cảnh. Trong đó, kiểu ngồi quỳ (seiza) được đánh giá là lịch sự nhất. Với nam giới, khoảng cách hai chân sẽ xa nhau còn với nữ giới, hai chân gần nhau hơn. Lúc mới thực hành, bạn sẽ cảm thấy rất mỏi, đau cổ chân, tê cứng bàn chân. Tuy nhiên, người Nhật cho rằng, kiểu ngồi này tác động tới một số huyệt ở chân, có lợi cho sức khỏe. Bởi vậy, ngay từ khi nhỏ, trẻ Nhật đã được hướng dẫn cách ngồi này cho quen dần.

Trong các hoàn cảnh không cần quá trang trọng, mọi người có thể ngồi các kiểu khác như vắt chéo chân, ôm hai đầu gối vào lòng, gập chân sang một phía...

Theo Unmissable Japan, nếu bạn ở Nhật một thời gian dài, bạn sẽ cảm thấy việc đi giày dép trong nhà là thói quen không vệ sinh và mua những chiếc ghế đắt tiền là sự lãng phí lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News