Vì sao người Viking rời khỏi Greenland?

Người Viking đột ngột biến mất khỏi Greenland vào giữa thế kỷ 15, khoảng 400 năm sau khi đến khu vực này.

Lý do người Viking từ bỏ một khu định cư thành công là bí ẩn mà các nhà sử học chưa bao giờ có thể giải thích.

Vì sao người Viking rời khỏi Greenland?
Sự thay đổi mực nước biển là một yếu tố khiến người Viking rời đi.

Các lý thuyết được đưa ra bao gồm hạn hán, sự thay đổi nhiệt độ, bất ổn xã hội và việc săn bắt quá mức ngà hải mã. Đây là một mặt hàng xa xỉ được yêu thích ở châu Âu thời trung cổ. Những điều kiện này có thể khiến các thuộc địa của người Bắc Âu ở Greenland không thể tồn tại về mặt kinh tế.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu từ Trường Đại học Harvard và Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) cho biết đã phát hiện ra một yếu tố quan trọng khác có thể giải thích tại sao người Viking rời đi. Đó là mực nước biển dâng cao.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình máy tính dựa trên hồ sơ địa chất và khí hậu. Họ phát hiện, mực nước biển sẽ tăng lên tới 3 mét (9,8 feet) trong suốt 4 thế kỷ người Bắc Âu chiếm đóng khu định cư phía Đông của người Viking được thành lập ở Greenland vào năm 985 sau Công nguyên.

Các nhà nghiên cứu tính toán rằng, 204 kilômét vuông (79 dặm vuông) đất sẽ bị ngập lụt trong thời gian khu định cư bị chiếm đóng. Hiện tượng đó khiến các cộng đồng Bắc Âu dễ gặp bão và xói mòn bờ biển hơn. Đồng thời, có nguy cơ cao mất đi vùng đất thấp màu mỡ.

Việc mất đất có thể ở được sẽ kết hợp với xu hướng từ nhiệt độ ấm sang mát, khô hơn ở châu Âu. Tình trạng đó cuối cùng dẫn đến hiện tượng được gọi là Kỷ băng hà nhỏ, bắt đầu vào khoảng năm 1250 sau Công nguyên. Một nghiên cứu chi tiết về những phát hiện đã được công bố trên tạp chí khoa học PNAS.

“Sự thay đổi mực nước biển là một yếu tố không thể thiếu trong câu chuyện về người Viking”, đồng tác giả nghiên cứu Richard Alley - Giáo sư Khoa học Địa chất của Trường Đại học Evan Pugh tại Đại học bang Pennsylvania, cho biết.

Các nhà nghiên cứu lưu ý, những phân tích về thi thể từ sân nhà thờ và xác động vật từ đống rác cũng cho thấy, theo thời gian, chế độ ăn uống của những người định cư Viking đã chuyển từ thức ăn trên cạn như gia súc sang nguồn tài nguyên biển như cá và hải cẩu. Sự thay đổi này có thể là do tình trạng mất đất trồng trọt.

Theo các nhà nghiên cứu, ý tưởng cho rằng mực nước biển sẽ tăng lên khi nhiệt độ giảm là có phần phản trực giác. Nhiệt độ toàn cầu mát hơn thường liên quan đến mực nước biển giảm.

Tuy nhiên, các đại dương trên Trái đất không giống như một cái bồn tắm. Nghiên cứu lưu ý rằng, những thay đổi về mực nước biển không có ảnh hưởng giống nhau đến tất cả các khu vực.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao băng biển tinh khiết như nước ngọt trong khi đại dương lại mặn?

Tại sao băng biển tinh khiết như nước ngọt trong khi đại dương lại mặn?

Băng biển là nước biển đóng băng nổi trên bề mặt đại dương, khoảng 2/3 lớp băng vĩnh cửu trên Trái đất hình thành ở Nam Cực và Bắc Cực.

Đăng ngày: 21/04/2023
Tại sao Mỹ chậm phát triển đường tàu tốc độ cao?

Tại sao Mỹ chậm phát triển đường tàu tốc độ cao?

Sự phụ thuộc vào máy bay và xe hơi khiến Mỹ tụt hậu so với các quốc gia khác trong công cuộc phát triển đường sắt tốc độ cao.

Đăng ngày: 20/04/2023
Tại sao loài gấu ngủ đông mà cơ thể không hình thành cục máu đông?

Tại sao loài gấu ngủ đông mà cơ thể không hình thành cục máu đông?

Việc con người ngồi trên những chuyến bay dài có thể hình thành cục máu đông gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những con gấu ngủ đông lại có thể tránh được hiện tượng này.

Đăng ngày: 19/04/2023
Tại sao thứ tạo ra xương là canxi mà không phải là hợp kim titan hay sợi carbon?

Tại sao thứ tạo ra xương là canxi mà không phải là hợp kim titan hay sợi carbon?

Bất kể động vật sử dụng dạng xương nào để tồn tại, vật liệu chính mà nó sử dụng là canxi.

Đăng ngày: 19/04/2023
Vì sao mùa hè cũng bị lạnh tay chân?

Vì sao mùa hè cũng bị lạnh tay chân?

Lạnh tay chân có thể do thiếu hụt dương khí trong cơ thể, không chỉ xảy ra vào mùa đông mà còn gặp vào mùa hè.

Đăng ngày: 18/04/2023
Video: Thằn lằn có sừng phun máu từ mắt, tấn công đối phương

Video: Thằn lằn có sừng phun máu từ mắt, tấn công đối phương

Để gây bối rối cho kẻ thù, thằn lằn có sừng sẽ làm phồng cơ thể hoặc chạy nhiều bước ngắn... Tuy nhiên, cơ chế phòng vệ kỳ lạ hơn cả là phun máu từ mắt vào đối phương.

Đăng ngày: 17/04/2023
Tại sao khí quyển Mặt trời nóng gấp 200 lần bề mặt?

Tại sao khí quyển Mặt trời nóng gấp 200 lần bề mặt?

Sự chênh lệch nhiệt độ cực lớn giữa lớp ngoài cùng khí quyển và bề mặt Mặt trời là vấn đề khiến các nhà thiên văn học đau đầu suốt thời gian dài.

Đăng ngày: 17/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News