Vì sao nhân viên y tế thường cố gắng "bắt chuyện" nạn nhân trong lúc sơ cứu?

Trong nhiều trường hợp, các nhân viên y tế thường hỏi nạn nhân rằng "Tên bạn là gì?" hoặc "Hôm nay là ngày gì?"... để theo dõi phản ứng và khả năng giao tiếp. 

Việc giữ cho người bị thương tỉnh táo không đơn giản nhưng điều đó lại có nhiều ý nghĩa. Một lợi ích rõ ràng là nó mang lại sự yên tâm, đặc biệt là cho những người cứu hộ. Khi nạn nhân có phản ứng và có thể giao tiếp, bất kỳ ai hỗ trợ đều có thể hoàn toàn chắc chắn rằng họ vẫn còn sống.

Hơn nữa, một bệnh nhân tỉnh táo cũng có thể chia sẻ những chi tiết quan trọng, như họ bị tổn thương như thế nào, điểm đau của họ, v.v., điều này có thể hỗ trợ cho các chuyên gia y tế trong việc tối ưu hóa các phương pháp điều trị khẩn cấp. Một bệnh nhân có ý thức và giao tiếp có thể giải thích rõ hơn về vết thương của họ, đặc biệt là vết thương bên trong, khi mà bác sỹ chưa có nhiều thông tin hoặc đang di chuyển trên xe cấp cứu.

Các chuyên gia y tế cũng có thể yên tâm về đường thở nếu nạn nhân tỉnh táo, từ đó có thể tập trung vào việc điều trị vết thương ban đầu. Ngược lại, đường thở của nạn nhân bất tỉnh cần được chú ý để tránh bất kỳ biến chứng nào.


Việc giữ cho người bị thương tỉnh táo có nhiều ý nghĩa.

Một số vết thương, đặc biệt là ở đầu, có thể dẫn đến suy giảm khả năng nhận thức theo thời gian, đặc biệt nếu bệnh nhân không được chăm sóc y tế ngay lập tức. Trong những trường hợp như vậy, hãy hỏi những câu hỏi cơ bản như "Tên bạn là gì?" hoặc "Hôm nay là ngày gì?", đó sẽ là một cách hữu ích để theo dõi bất kỳ thay đổi chức năng nhận thức nào.

Cuối cùng, việc duy trì ý thức có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong các tình huống sinh tử mà nạn nhân có thể bị mắc kẹt trong môi trường khắc nghiệt và lạnh giá. Nếu một người bị thương vẫn tỉnh táo, họ có thể tiếp tục di chuyển cơ thể, từ đó tạo ra nhiệt độ cơ thể, điều này khá quan trọng để sinh tồn. Tuy nhiên, nếu cá nhân bất tỉnh hoặc ngủ quên, lợi thế sinh tồn này sẽ mất đi, đặc biệt nếu việc giải cứu họ mất nhiều thời gian.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao hổ và sư tử luôn né đụng mặt với khỉ đột?

Vì sao hổ và sư tử luôn né đụng mặt với khỉ đột?

Phải chăng khỉ đột có "sức mạnh đặc biệt" nào khiến hổ và sư tử phải cẩn trọng khi đối đầu?

Đăng ngày: 23/02/2025
Tại sao xe chở chất lỏng đều có thùng hình trụ tròn?

Tại sao xe chở chất lỏng đều có thùng hình trụ tròn?

Những chiếc xe bồn chở chất lỏng hoặc hỗn hợp lỏng như xăng, dầu, xi măng...đều có thùng chứa dạng hình trụ tròn.

Đăng ngày: 22/02/2025
Vì sao 600 năm qua mái cung điện Tử Cấm Thành chưa bao giờ thấy vết phân chim?

Vì sao 600 năm qua mái cung điện Tử Cấm Thành chưa bao giờ thấy vết phân chim?

Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh là cung điện tráng lệ, chứa đựng lịch sử của Trung Quốc qua bao đời nay.

Đăng ngày: 22/02/2025
Tìm thấy nguồn gốc đất tối bí ẩn ở rừng rậm Amazon

Tìm thấy nguồn gốc đất tối bí ẩn ở rừng rậm Amazon

Trong một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ và Brazil, bí mật về loại đất tối đã được hé lộ.

Đăng ngày: 22/02/2025
Vì sao một hang động được con người đốt đuốc suốt 41.000 năm?

Vì sao một hang động được con người đốt đuốc suốt 41.000 năm?

Một hang động ở miền nam Tây Ban Nha đã được con người đốt đuốc ghé thăm liên tục trong 41.000 năm, điều gì đã thu hút họ?

Đăng ngày: 22/02/2025
Tại sao “nơi sinh” lại là thông tin quan trọng trên hộ chiếu?

Tại sao “nơi sinh” lại là thông tin quan trọng trên hộ chiếu?

Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên trên thế giới có mẫu hộ chiếu không ghi thông tin nơi sinh.

Đăng ngày: 22/02/2025
Tại sao không thể nuôi nhốt mực khổng lồ trong thủy cung?

Tại sao không thể nuôi nhốt mực khổng lồ trong thủy cung?

Với kích thước đồ sộ, tuổi thọ ngắn và khả năng sống ở độ sâu lên tới 1.000m, việc nuôi nhốt mực khổng lồ gần như bất khả thi.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News