Vì sao nhiệt độ nước không thay đổi dù tiếp tục được đun sôi?

Khi áp suất trong không khí ở mức tiêu chuẩn 1 atm, điểm sôi của nước sẽ là 100oC và bạn sẽ không thể làm cho nước có nhiệt độ cao hơn dù có đun thế nào đi nữa. 

Nếu bạn quan sát nhiệt kế khi đun sôi nước, bạn sẽ thấy rằng nhiệt độ nước tăng lên tới khi bắt đầu sôi. Khi nước bắt đầu sôi, nhiệt độ đạt tới và sẽ giữ nguyên tại điểm đó, kể cả khi ta tiếp tục đun tiếp đi nữa.

Vậy tại sao không có sự thay đổi nhiệt độ nào diễn ra dù ta tiếp tục đun nước?


Khi mới đun, nhiệt độ của nước sẽ không ngừng tăng lên.

Nhiệt là một loại năng lượng làm tăng nhiệt độ của vật và kéo theo sự thay đổi trong trạng thái vật chất. Nhiệt độ của nước được giữ nguyên khi nước bắt đầu sôi bởi nhiệt tỏa ra từ nước sôi được sử dụng để biến nước thành hơi nước. 

Muốn đun sôi nước mà chỉ đun nóng tới 100oC thôi thì chưa đủ, mà còn phải truyền cho nó một phần rất lớn nhiệt lượng dự trữ nữa, để chuyển sang trạng thái kết tập khác, tức là chuyển thành hơi nước.

Khi chúng ta đun nước trong nồi hoặc trong ấm, khi sôi nhiệt độ của nước sẽ đạt 100oC, đến lúc này một phần nước sôi sẽ biến thành hơi nước, hơi nước sẽ đùn lên phá vỡ mặt nước và bốc hơi vào không khí, hình thành lên hiện tượng sôi của nước. Nước sôi đánh dấu mốc chuyển đổi trạng thái từ nước (thể lỏng) sang hơi nước (thể khí).

Khi mới đun, nhiệt độ của nước sẽ không ngừng tăng lên. Tuy vậy khi nhiệt độ đạt tới 100oC, thời điểm mà nước bắt đầu sôi, nhiệt độ được giữ nguyên bởi nhiệt được sử dụng để thay đổi trạng thái của nước chứ không phải để tăng nhiệt độ.

Như thế có nghĩa là, nguồn nhiệt mà ta dùng để đun nóng nước trong lọ có nhiệt độ là 100oC và nó cũng chỉ có thể làm cho nước trong lọ đạt tới 100oC mà thôi.


Khi nước đạt đến nhiệt độ 100oC thì nước sẽ chuyển thể. (Ảnh: MysTown.com).

Khi ở 100oC, nước là hỗn hợp của cả trạng thái lỏng và trạng thái khí, đây là thời điểm cân bằng giữa trạng thái lỏng và trạng thái khí. Chỉ cần đun nước ở trạng thái lỏng thì khi tăng thêm lửa hoặc tiếp tục duy trì nhiệt, sẽ làm cho nước từ trạng thái lỏng dần chuyển sang trạng thái khí. Nước cho dù ở trạng thái hỗn hợp khí hay lỏng, nhiệt độ khi sôi cũng không thể tăng cao hơn.

Có thể hiểu đơn giản như sau:

  • Từ lúc bắt đầu đun cho đến khi nước sôi thì nhiệt độ tăng dần lên.
  • Khi nước đạt đến nhiệt độ 100oC thì nước sẽ chuyển thể (bốc hơi).
  • Như vậy nhiệt năng mà ngọn lửa cung cấp cho nước sẽ chuyển hết thành động năng của các phân tử nước.
  • Nên khi nước đã sôi mà càng tăng nhiệt độ với mục đích làm cho nước nóng hơn, thì ta chỉ nhận được kết quả nước càng cạn nhanh mà thôi!

Đây là lý do tại sao chúng ta có đun nước sôi lâu như thế nào đi nữa thì nhiệt độ nước cũng không hề tăng lên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/07/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.

Đăng ngày: 02/07/2025
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/07/2025
16 điều thú vị về Vatican

16 điều thú vị về Vatican

Du khách đến Italy không thể bỏ qua thành Rome và một khi đến Rome họ nhất định ghé thăm Vatican - đất nước bé nhỏ và hiền hòa bậc nhất hành tinh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News