Vì sao nhiều nhà tù ở châu Âu được sơn màu hồng?

Theo nhà tâm lý học Daniela Späth, màu hồng có tác dụng làm dịu các áp lực, qua đó làm giảm các hành động hung hăng trong mỗi con người.

Trong nghiên cứu "Tác động tâm lý và sinh lý của màu hồng lên hành vi con người", nhà tâm lý học Spath cho biết, màu hồng thường được sử dụng trong các trường học hoặc các trung tâm dành cho những người mắc bệnh về tâm thần, các phòng hồi sức trong bệnh viện, xe cứu thương, các khu tạm trú sau các thảm họa tự nhiên và cả trong các phòng giam tại một số nhà tù.


Một nhà tù được sơn màu hồng ở Thụy Sỹ. (Ảnh: Fastcompany).

Tại một nhà tù ở Thụy Sỹ, người ta sơn 4 bức tường trong phòng giam phạm nhân màu hồng và đưa các tù nhân bạo lực sống trong các phòng giam đặc biệt này. Theo các quản giáo, sau 4 năm sống tại đây, hành vi bạo lực của các phạm nhân đã giảm đáng kể.

Trên thực tế, Thụy Sỹ đã áp dụng việc này tại nhiều nhà tù từ năm 2005.

Sau đó, Đức cũng sơn hồng cho nhiều nhà tù ở Dortmund, Hagen, Kleve và Attendorn. Mỹ, Ba Lan, Áo và Anh cũng áp dụng cách làm tương tự.

Tuy nhiên, nhiều người không đồng ý với cách làm này.

Ông Peter Zimmermann, một cựu tù nhân và giờ là người đứng đầu nhóm trợ giúp các tù nhân ở Đức cho rằng, sơn màu hồng vào các phòng giam khiến các phạm nhân cảm thấy mệt mỏi và phản tác dụng.

"Trong 2 ngày, bạn sẽ cảm thấy phát điên. Sẽ chẳng có tác dụng làm dịu nào cả. Tôi cho rằng nó là một màu sắc phản cảm. Nó thậm chí còn là hình phạt bổ sung đối với nhiều tù nhân", Zimmermann nói.

Bản thân bà Späth không phủ nhận điều này bởi màu hồng đôi khi sẽ khiến nhiều người liên tưởng tới màu sắc nữ tính và các tù nhân có thể sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi bị giam trong những căn phòng như vậy.

Dần dần, "cơn sốt màu hồng" cũng mờ dần. Nhiều nhà tù ở Đức sau khi "hồng hóa" không hiệu quả đã phải sơn lại phòng gian thành màu sáng hoặc xanh lục.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo phát hiện một protein giúp gấu nước sống sót qua nhiều năm trong môi trường không có nước.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tại sao một số nhà khoa học tin rằng than đá có thể đến từ vũ trụ?

Tại sao một số nhà khoa học tin rằng than đá có thể đến từ vũ trụ?

Việc hình thành của than đá vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất trong cộng đồng khoa học.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Người dân Mỹ đang khổ sở chỉ vì quả cà chua, tại sao lại như vậy?

Người dân Mỹ đang khổ sở chỉ vì quả cà chua, tại sao lại như vậy?

Nước Mỹ có khả năng phải đứng trước một cuộc khủng hoảng liên quan đến các sản phẩm làm từ cà chua.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News