Vì sao nữ hoàng Anh lại không sử dụng họ của mình?
Bạn có từng tự hỏi rằng họ của Nữ hoàng Anh Elizabeth II là gì không? Thông thường, cả nữ hoàng và các thành viên khác trong gia đình chỉ sử dụng tên để gọi.
Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip thời trẻ. (Ảnh: Internet)
Điều này là vì cho đến đầu thế kỷ 20, Nữ hoàng Anh và các thành viên không có họ nào cả. Thay vào đó, theo trang web chính thức của gia đình hoàng gia, các vị vua và hoàng tử được biết đến với tên của quận mà họ cai trị.
Trên trang web cho biết: “Tên của các triều đại có xu hướng thay đổi khi dòng kế vị bị một phe đối địch trong gia đình đảm nhận (ví dụ: Henry IV và gia tộc Lancaster, Edward IV và những người Yorkist, Henry VII và những người Tudors), hoặc khi việc kế vị được chuyển sang một nhánh gia đình khác thông qua nữ giới (ví dụ: Henry II và gia tộc Angevins, James I và gia tộc Stuarts, George I và gia tộc Hanoverian)”.
Hoàng gia Anh đang tổ chức Đại lễ Bạch kim cho Nữ hoàng Elizabeth. (Ảnh minh họa: Internet)
Nhưng nhờ Vua George V, điều đó đã thay đổi vào năm 1917 rằng khi ông cai trị, gia đình của ông và tất cả con cháu của mình sẽ có họ Windsor. Năm 1960, Nữ hoàng và Công tước xứ Edinburgh muốn phân biệt con cháu của họ với những người còn lại của gia đình hoàng gia, vì vậy con cháu sẽ được gọi là Mountbatten-Windsor.
Trang web còn cho biết: “Trừ khi Hoàng tử xứ Wales chọn thay đổi các quyết định hiện tại khi ông ấy trở thành vua, ông ấy sẽ tiếp tục là người của Nhà Windsor và các cháu của ông ấy sẽ sử dụng họ Mountbatten-Windsor”.
Tên đầy đủ của Nữ Hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị là Elizabeth Alexandra Mary.

Tại sao có loại nấm độc, có loại không?
Theo các nhà nghiên cứu, một số loại nấm sản sinh chất độc để khỏi bị ăn thịt, để có thể sinh sôi.

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?
Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Tại sao chim có thể làm rơi máy bay
Là những cỗ máy nặng hàng chục tấn và làm từ những vật liệu siêu bền, nhưng máy bay lại có thể gặp vấn đề khi đối diện với những chú chim nhỏ bé.

Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?
Mỗi hành động trong văn hóa tang lễ đều mang ý nghĩa sâu xa mà kể cả người thực hiện cũng chưa chắc hiểu hết.

Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?
Đến Hà Nội mà chưa ra Bờ Hồ, chưa vào Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền coi như chưa biết Hà Nội. Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội mặc định từ bao năm nay.

Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?
Với độc tố trong người và kỹ năng phồng mình thành một quả cầu gai, cá nóc có thể dọa được rất nhiều kẻ thù của mình.
