Vì sao phải dùng bẫy dầu cho điều hòa?

Bẫy dầu được sử dụng rất nhiều khi treo cục nóng điều hòa. Vậy bẫy dầu là gì và tại sao lại sử dụng bẫy dầu trong điều hòa?

Bẫy dầu là đoạn ống đồng được uốn thành hình 2 chữ U nối tiếp nhau hoặc 2 chữ U ngược nhau và thường được đặt tại vị trí đường gas để không cho dầu (dùng để bôi trơn dàn nóng) theo gas về cục lạnh, tránh làm giảm hiệu năng trao đổi nhiệt và gây hỏng cục lạnh.

Người ta chế tạo bẫy dầu bằng cách lấy một đoạn ống uốn đồng đường hồi (ống to) lắp giữa dàn nóng và dàn lạnh thành dạng “cổ vịt”. Mỗi lần dầu đọng ở “cổ vịt” sẽ bịt kín đường hút, lúc này máy nén sẽ tập trung toàn lực và dễ dàng hút dầu về. Cứ mỗi một độ cao sẽ uốn một cái (khoảng 3m thì uốn 1 cái).

Lý do nên sử dụng bẫy dầu cho điều hòa

Về cơ bản khi lắp điều hòa thì vị trí đặt cục nóng thấp hơn cục lạnh sẽ đúng nguyên tắc, nhưng ở một số trường hợp buộc thợ phải lắp cục nóng cao hơn cục lạnh. Như vậy dầu máy đọng lại trên đường ống và chảy vào dàn lạnh dẫn tới tình trạng làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt tại dàn lạnh. Đồng thời tình trạng này làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của dàn lạnh.

Khi khoảng cách dàn nóng cao hơn dàn lạnh từ 3m trở lên thì thợ thường sẽ phải lắp đặt thêm hệ thống bẫy dầu để hạn chế tình trạng thiếu dầu gây ra bởi lốc (do không thể hút dầu về).

Ống đồng máy lạnh là gì?

Ống đồng máy lạnh thực chất là ống dẫn gas, nó là bộ phận quan trọng trong quá trình lắp đặt máy lạnh. Bộ phận này có chức năng giúp cho gas lưu thông từ máy lạnh về cục nóng và ngược lại.


Ống đồng máy lạnh thực chất là ống dẫn gas.

Theo tiêu chuẩn lắp đặt điều hòa thì ống đồng phải có chiều dài tối thiểu là 3 mét, tối đa khoảng 15 đến 30 mét.

Ống đồng quá dài sẽ làm cho khả năng làm lạnh của điều hòa bị chậm.

Ống đồng quá ngắn thì khí gas không kịp hồi về máy nén và bị tắc nghẽn, gây hư hỏng điều hòa.

Đổi điều hòa có cần thay ống đồng không?

Câu trả lời là có, nhưng nếu bạn muốn sử dụng lại ống cũ thì phải chắc chắn thời gian sử dụng ống đồng đó không quá 2 năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News