Vì sao phi tần không được để lộ đôi chân trước mặt hoàng đế?

Người phụ nữ phong kiến có gót sen 3 tấc được coi là chuẩn mực của cái đẹp, nhưng tại sao các phi tần sở hữu đôi chân như vậy mà không được để lộ trước mặt hoàng đế?

Phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến thực hiện tập bó chân để có "gót sen ba tấc" (tam thốn kim liên) bởi nó được xem là tiêu chuẩn sắc đẹp và biểu tượng địa vị trong gia đình cũng như xã hội. Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân.

Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về cung phi của vua Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là “Kim liên tam thốn” (gót sen ba tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.


Người phụ nữ phong kiến Trung Hoa xưa cho rằng bó chân sẽ mang lại gót sen 3 tấc xinh đẹp. (Ảnh: Sohu)

Trên thực tế, tục bó chân của phụ nữ Trung Hoa thời xưa bắt nguồn từ thời Bắc Tống, thịnh hành vào thời Nam Tống và phát triển mạnh mẽ nhất ở thời nhà Minh, Thanh. Hầu như họ bắt đầu bó chân từ năm lên 4 - 5 tuổi. Đến lúc trưởng thành, khi phần xương chân đã được định hình, họ mới có thể tháo băng vải.

Bàn chân gót sen nhỏ xinh tạo ra bằng cách bẻ gập ngón chân vào lòng bàn chân và buộc chặt bằng vải từng được cho là điều kiện bắt buộc để phụ nữ thời xưa có được cuộc hôn nhân và đời sống tốt đẹp hơn.

Trước đây chỉ có phụ nữ trong gia đình cao quý mới bó chân, do đó các vị phi tần mỹ nữ trong cung cũng thường theo tục bó chân. Các phi tần trong hậu cung của hoàng đế đều có đôi bàn chân rất nhỏ để đi những đôi giày "siêu bé". Thế nhưng, họ không bao giờ được để lộ chúng trước mặt nhà vua.


Những người phụ nữ thuộc gia đình quý tộc thường hay theo tục bó chân. (Ảnh: Sohu)

Nguyên nhân chính là do các phi tần lo sợ nhà vua sẽ hoảng sợ khi thấy gót sen 3 tấc của mình. Sở dĩ như vậy là bởi khi thực hiện tập tục bó chân, đôi chân của người phụ nữ sẽ bị biến dạng và trở nên xấu xí. Vì vậy, các phi tần trong hậu cung đều coi đôi chân là bộ phận cơ thể riêng tư nhất, không muốn bất cứ ai, đặc biệt là hoàng đế nhìn thấy chúng.

Nếu nhà vua nhìn thấy đôi chân của phi tần mà hoảng sợ cũng đồng nghĩa với việc họ có thể bị ghét bỏ, xa lánh, thậm chí là không bao giờ có cơ hội được sủng ái như trước. Chính vì điều này nên các phi tần luôn phải chú ý đến từng hành động của bản thân để không lộ ra gót sen 3 tấc của mình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 03/04/2025

"Thành phố không dùng điều hòa" ở Trung Quốc: Người dân không biết nắng nóng là gì!

Nhờ ưu thế về đặc điểm khí hậu, người dân Lục Bàn Thủy chưa bao giờ biết nắng nóng là gì nếu cả đời chỉ quanh quẩn ở vùng đất này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao cung nữ xưa không dám đụng vào món cá dù rất thích ăn?

Vì sao cung nữ xưa không dám đụng vào món cá dù rất thích ăn?

Ai cũng biết các món ăn từ cá đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng các cung nữ lại không dám động đũa tới món này, vì sao vậy?

Đăng ngày: 29/03/2025
Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo phát hiện một protein giúp gấu nước sống sót qua nhiều năm trong môi trường không có nước.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News