Vì sao rắn có thể tấn công con mồi cực chính xác trong bóng tối?

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ngay cả trong bóng tối hoàn toàn, một số loài rắn vẫn có thể tấn công con mồi đang đi ngang qua với độ chính xác đáng kinh ngạc.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Matter đã phát hiện ra cách vì sao một số loài rắn có thể nhìn rõ như vậy trong bóng tối. Nguyên nhân được phát hiện là bởi chúng biết cách sử dụng nhiệt từ các sinh vật chúng đang săn. Cụ thể, những con rắn chuyển sự chênh lệch giữa nhiệt độ môi trường và cơ thể ấm áp của nạn nhân thành tín hiệu điện dẫn con rắn đến vị trí của con mồi.


Một số loài rắn có thể nhìn rõ như vậy trong bóng tối.

Rắn hang, trăn siết mồi (trăn boa) và trăn là ba loài có khả năng bắt mồi trong bóng tối hoàn toàn. Từ lâu người ta đã nghi ngờ rằng kỹ năng này theo một cách nào đó có liên quan đến hoạt động điện nhưng các chi tiết chính xác về việc làm thế nào vẫn là một ẩn số.

“Chúng tôi nhận ra rằng có một điều bí ẩn đang xảy ra trong thế giới loài rắn. Một số loài rắn có thể nhìn thấy trong bóng tối hoàn toàn. Sẽ dễ dàng giải thích nếu những con rắn có vật liệu nhiệt điện trong cơ thể, nhưng chúng thì không. Chúng tôi nhận ra rằng nguyên lý đằng sau vật liệu mềm mà chúng tôi đã tạo mô hình có lẽ đã giải thích được điều đó”, tác giả Pradeep Sharma từ Đại học Houston cho biết.

Một số loài rắn có một cơ quan nhỏ, rỗng được gọi là hố có thể phát hiện bức xạ hồng ngoại phát ra từ vật liệu hoặc động vật ấm hơn không khí xung quanh chúng.

Sharma và các đồng nghiệp nhận ra bên trong cơ quan này là các tế bào hoạt động giống như vật liệu nhiệt điện trong việc tạo ra điện áp nhỏ để phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ. Những điện áp này sau đó có thể thông báo cho con rắn về môi trường xung quanh, hỗ trợ nó tóm gọn dơi từ trên không trong những nỗ lực săn mồi sống trong hang tối.

“Thực tế là những tế bào này có thể hoạt động giống như một vật liệu nhiệt điện, đó là kết nối còn thiếu để giải thích tầm nhìn của chúng”, Sharma giải thích.

Có rất nhiều kênh ion được tìm thấy trong protein tế bào TRPA1, được tìm thấy với số lượng lớn hơn ở những loài rắn có khả năng nhìn ban đêm so với những loài không có.

"Cơ chế của chúng tôi rất mạnh mẽ và đơn giản. Nó giải thích khá nhiều điều. Đồng thời, không thể phủ nhận các kênh này cũng đóng một vai trò nào đó và chúng tôi vẫn chưa chắc chắn về kết nối của chúng nên cần nghiên cứu thêm”, Sharma cho biết thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Tại sao con người không có đuôi?

Tại sao con người không có đuôi?

Nhiều loài động vật bậc cao có đuôi. Ngựa sử dụng đuôi để đuổi ruồi trong khi chim có đuôi để điều hướng khi bay. Vậy còn chúng ta thì sao? Tại sao con người lại không có đuôi?

Đăng ngày: 11/03/2025
Vì sao quả dâu tây có hạt bên ngoài?

Vì sao quả dâu tây có hạt bên ngoài?

Thoạt đầu bạn có thể nghĩ rằng dâu tây là loại quả có hạt nhưng thực tế không phải vậy.

Đăng ngày: 10/03/2025
Vì sao ngựa thường ngủ đứng?

Vì sao ngựa thường ngủ đứng?

Tài phi của ngựa thì ai cũng biết vì ngựa có thân hình thon dài, bốn chân vững chắc. Nhưng ngựa có đặc tính không giống với các loài động vật khác, đó chính là thích ngủ đứng vào ban đêm

Đăng ngày: 03/03/2025
Tại sao có ngày nhuận 29/2?

Tại sao có ngày nhuận 29/2?

Tại sao có ngày nhuận? Năm nhuận là gì? Tháng nhuận là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngày nhuận, tháng nhuận và năm nhuận là gì nhé.

Đăng ngày: 02/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News