Vì sao Rjukan được mệnh danh là "thị trấn không có Mặt trời"?
Rjukan là một thị trấn nhỏ của Na Uy, ánh nắng tại đây luôn được coi là một điều xa xỉ vì những cư dân tại đây không thể nhìn thấy chúng suốt từ tháng 9 đến giữa tháng 3 năm sau.
Thị trấn Rjukan là nơi có cảnh đẹp như tranh vẽ, nép mình giữa những ngọn núi gồ ghề của Na Uy, và điều này đã dẫn một hiện tượng phi thường - những ngọn núi sẽ phủ bóng đen lên thị trấn.
Trong vài tháng mỗi năm, Rjukan sẽ bị thiếu ánh nắng trực tiếp do vị trí địa lý độc đáo của nó. Sự kiện hấp dẫn này đã mang lại cho Rjukan danh hiệu "thị trấn không có Mặt trời".
Ánh nắng là một trong những điều kiện tự nhiên thiết yếu với cuộc sống của con người. Chúng không chỉ là nguồn chiếu sáng mà còn là thước đo thời gian, nguồn năng lượng cho thực vật cũng như có tác động nhất định với sức khỏe cơ thể người.
"Cái bóng" của Rjukan
Việc thiếu đi ánh sáng Mặt trời trực tiếp của Rjukan là hệ quả của vị trí địa lý tại nơi đây - thị trấn này nằm trong thung lũng Vestfjord, được bao quanh bởi những ngọn núi cao chót vót. Những ngọn núi này đã cản trở đường đi của ánh sáng Mặt trời trong những tháng mùa đông.
Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 3 năm sau, Rjukan luôn chìm trong bóng tối, hay nói đúng hơn là chìm trong bóng của những ngọn núi, điều này khiến cư dân của thị trấn không có được ánh sáng Mặt trời trực tiếp. Cái bóng từ những ngọn núi đổ xuống thị trấn giống như một minh chứng rõ ràng về sức mạnh của địa lý trong việc định hình cuộc sống hàng ngày của con người.
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, người dân thị trấn Rjukan đã phải sống trong bóng râm của những ngọn núi xung quanh. Mãi cho đến năm 2013, thị trấn này mới xây lắp được những chiếc gương khổng lồ ở độ cao 450m trên các ngọn núi xung quanh nhằm hứng ánh nắng phản chiếu xuống khu dân cư.
Thị trấn Rjukan được thành lập bởi Sam Eyde vào đầu thế kỷ 20 như một trung tâm sản xuất thủy điện. Các sườn núi dốc là nơi lý tưởng để khai thác năng lượng của các thác nước dồi dào trong vùng, dẫn đến sự phát triển của các nhà máy thủy điện và nó đã đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng công nghiệp của Na Uy.
Tuy nhiên, chính những ngọn núi cung cấp năng lượng cũng tạo ra rào cản tự nhiên, cướp đi ánh sáng Mặt trời của Rjukan trong vài tháng mỗi năm.
Việc không có ánh nắng trực tiếp lại đặt ra những thách thức đáng kể cho cư dân của Rjukan. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, hạn chế các hoạt động ngoài trời và tác động đến sự phát triển của cây trồng và nông nghiệp.
Không có ánh sáng Mặt trời trực tiếp liên tục trong những tháng mùa đông có thể dẫn đến cảm giác bị cô lập và thiếu vitamin D, làm trầm trọng thêm khả năng mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (seasonal affective disorder – SAD hay còn có tên gọi khác là winter depression, hoặc trầm cảm mùa đông) trong cộng đồng.
Theo tờ "The Guardian", một số người dân Rjukan mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) khi trở nên trầm cảm do thiếu ánh nắng trường kỳ. Hội chứng này được phát hiện lần đầu vào thập niên 1980 tại những vùng có mùa đông dài hơn mùa hè như Iceland hay Canada.
Giải pháp tìm kiếm ánh sáng Mặt trời
Nhận thức được tác động của việc không có ánh sáng trực tiếp từ Mặt trời, những cư dân của Rjukan đã quyết định tự mình giải quyết vấn đề. Trên thực tế, ý tưởng lắp kính bao quanh thị trấn để hứng nắng đã được Sam Eyde nghĩ tới từ hơn 100 năm trước nhưng kỹ thuật và công nghệ tại thời điểm đó lại không thể biến điều này thành hiện thực.
Mãi đến năm 2013, một nghệ sĩ tên Martin Andersen chuyển đến sinh sống tại Rjukan đã không thể chịu được cảnh âm u buồn chán của thị trấn vào ban ngày nên quyết tâm đề nghị chính quyền địa phương lắp đặt những tấm gương với chi phí 825.000 USD để hứng nắng.
Mục đích ban đều của Andersen vốn chỉ giúp người dân thoát khỏi tâm trạng buồn chán cũng như các chứng bệnh thiếu nắng lâu ngày, nhưng không ngờ dự án này lại thay đổi cả thị trấn khi thu hút du khách đổ về đây thăm quan, qua đó làm thay đổi cả nền kinh tế địa phương.
Nỗ lực này liên quan đến việc lắp đặt những tấm gương khổng lồ, được gọi là "gương Mặt trời", trên sườn núi, những tấm gương này được dùng để phản chiếu ánh nắng xuống thị trấn.
Vào khoảng 1905-1916, doanh nhân Sam Eyde đã mua lại khu vực thác nước nơi đây để làm nhà máy thủy điện và dựng nên thị trấn Rjukan. Nhận thức được vấn đề thiếu ánh nắng, Sam đã nghĩ đến việc dựng các tấm gương chiếu sáng nhưng do công nghệ còn hạn chế nên không thể tiến hành.
Dự án gương Mặt trời được coi là một kỳ quan công nghệ của thế giới hiện đại, bởi nó đòi hỏi kỹ thuật và thiết kế chính xác. Ba tấm gương lớn, mỗi tấm rộng khoảng 17 mét vuông, được lắp đặt trên sườn núi.
Những chiếc gương này sẽ điều hướng theo chuyển động của Mặt trời suốt cả ngày, chuyển hướng các tia sáng của nó vào quảng trường trung tâm của Rjukan. Việc lắp đặt gương Mặt trời cũng theo đó mà trở thành biểu tượng của sự kiên cường và đổi mới, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới tới nơi đây.
Hệ thống hứng ánh nắng đặc biệt này được người dân trong làng gọi là "Solspeilet" bao gồm 3 tấm gương lớn được điều khiển bằng máy tính để di chuyển theo quỹ đạo Mặt trời mỗi 10 giây nhằm tối đa hóa lượng ánh sáng phản chiếu vào thị trấn.
Sự ra đời của gương Mặt trời đã có tác động sâu sắc đến cư dân của Rjukan. Quảng trường trung tâm của thị trấn từng chìm trong bóng tối vào những tháng mùa đông giờ đây đã có thể đắm mình trong ánh nắng, tạo cảm giác ấm áp và tươi trẻ. Những tấm gương đã trở thành điểm gặp gỡ của cộng đồng, nơi tụ tập, giao lưu và tận hưởng những khoảnh khắc quý giá của ánh sáng Mặt trời từng bị mất đi vào những tháng mùa đông. Chiếc gương Mặt trời không chỉ mang lại ánh sáng mà còn mang lại cảm giác hy vọng và đoàn kết mới cho người dân Rjukan.

Vì sao Mỹ không thể lên Mặt trăng trong 50 năm qua?
50 năm sau cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của phi hành đoàn Apollo 17 vào tháng 12-1972, NASA mới hứa sẽ trở lại hành tinh này sớm nhất có thể là vào năm 2025, trong chương trình Artemis.

Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?
Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng mùi hương đặc biệt của chuối khiến chuột đực trở nên căng thẳng.

Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?
Màu mắt là độc nhất và riêng biệt như vân tay của mỗi người. Bạn có thể thấy người xung quanh cùng có màu mắt nâu hoặc đen như mình, nhưng chắc chắn màu mắt ấy hoàn toàn khác biệt.

Sinh sống cùng thời với khủng long, tại sao cá sấu không tuyệt chủng?
Cá sấu là loài bò sát ăn thịt cỡ lớn rất cổ xưa. Chúng đã sống trên Trái đất 230 triệu năm.

Vì sao đi chân trần tốt cho sức khỏe?
Đi chân trần đã được khoa học chứng minh là mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe và cũng được xem là một liệu pháp chữa bệnh thay thế.

Tại sao khi buồn chúng ta lại muốn tìm nghe nhạc buồn?
Nỗi buồn thường là một cảm giác mà chúng ta cố gắng tránh. Tuy nhiên, âm nhạc buồn khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống.
