Vì sao ruồi giấm nhiều và rất khó bị tiêu diệt?

Mùa hè, khi tiết trời ấm lên, cũng là thời điểm ruồi giấm lũ lượt kéo đến. Ruồi giấm thường, hay còn được gọi là ruồi trái cây, có tên khoa học là Drosophila melanogaster. Chúng bị thu hút bởi mùi trái cây, mùi nấm mốc và mùi hôi thối do các vi sinh vật tạo ra. Bạn có thể đặt bẫy diệt ruồi nhưng chúng sẽ sớm quay lại nếu nhà cửa không được dọn dẹp sạch sẽ.

Dường như tồn tại một loại sức mạnh ma thuật nào đó ở những con ruồi giấm. Ngay khi thời tiết bắt đầu ấm lên, ruồi giấm chẳng rõ từ đâu liền xuất hiện. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi, từ thùng rác cho đến đĩa trái cây trong nhà. Và một khi chúng đã đến, chúng sẽ vo ve mãi ở đấy, mặc cho gia chủ có đánh, đuổi, hay đập chúng thế nào đi nữa. Lũ ruồi chẳng thể tự dưng đột nhập nhà bạn với kích thước gớm ghiếc hơn nữa. Vậy, chúng đến từ đâu? Tại sao lại khó tiêu diệt đến thế?

Đối với loài ruối giấm thông thường, nhờ chiếc ăng-ten nhỏ trên đỉnh đầu, chúng có thể ngửi được mùi thức ăn từ cách xa hơn 1km. Những chiếc ăng-ten này làm nhiệm vụ đánh hơi, và đặc biệt chú ý đến các loại hóa chất như axit axetic có trong trái cây thối. Một khi chúng đã bị chú ý bởi mùi hương, gần như là không thể đuổi chúng ra khỏi nhà nữa. Lý do là bởi loài ruồi giấm có kích thước rất nhỏ, chỉ ngang với hạt vừng, nên chúng có thể dễ dàng đi qua mọi vết nứt hoặc khe hở vào nhà. Không hẳn chúng bị thu hút bởi mùi trái cây, thực ra chúng đang truy tìm nguồn gốc của mùi hương này, cụ thể là nấm mốc hoặc các loại vi sinh vật "ngon miệng" nào đó.

Kể từ thời điểm những con ruồi quyết định hạ cánh để thưởng thức bữa tiệc, đuổi chúng càng khó khăn hơn. Bạn có thắc mắc vì sao gần như chẳng bao giờ bạn bắt gặp một con ruồi giấm đơn lẻ không? Đó là bởi chúng có vòng đời cực ngắn. Một con ruồi giấm cái có thể đẻ tới 100 quả trứng mỗi ngày. Số trứng này mất chưa tới 24 giờ để nở thành giòi. Những con giòi sau đó chui xuống dưới lớp vỏ trái cây, ăn vào vùng thối rữa lúc nhúc vi sinh vật. Sau đó vài ngày thôi, chúng biến thành những con ruồi giấm trưởng thành. Cả quá trình hình thành một con ruồi giấm mới chỉ mất 11 – 12 ngày. Đó là lý do vì sao từ một con ruồi lang thang, trong vòng hai tuần, căn nhà đã bị tấn công bởi cả một lũ ruồi.

Đến lúc này, có thể bạn sẽ cố gắng đập từng con ruồi. Nhưng hành động đập ruồi này chẳng dễ, thậm chí là không mang lại kết quả gì bởi ruồi giấm là bậc thầy đào tẩu. Chúng có góc quan sát lên tới 270 độ. Do vậy, chúng có thể nhìn thấy bạn từ mọi hướng: trước, sau, trái, phải; và khi nhận thấy sắp bị tấn công, chúng sẽ tính đoán góc bạn ra đòn để lên kế hoạch trốn trước. Tất cả diễn ra trong vỏn vẹn 100 mili giây. Các nhà khoa học đã tìm ra điều này nhờ quan sát cách một con ruồi đang trong trạng thái nghỉ ngơi điều chỉnh tư thế chân khi nó cảm nhận được sự nguy hiểm. Ví dụ, nếu bàn tay của bạn đặt phía trước, con ruồi sẽ di chuyển hai chân giữa về phía trước, hơi ngả người ra sau và nâng cao chân, tư thế cho phép chúng cất cánh lùi về phía sau rất nhanh.

Vì sao ruồi giấm nhiều và rất khó bị tiêu diệt?
Bẫy bắt ruồi giấm.

Ấy là khi chúng đang đứng yên nghỉ ngơi, còn khi chúng bay lượn giữa không trung, giết chúng cũng chẳng dễ hơn chút nào. Ruồi giấm có thể thay đổi hướng bay trong vòng 1/100 giây và nhanh chóng tăng tốc bằng cách đập 200 lần/giây. Không tệ cho một bộ não tí hon, thậm chí còn bé hơn cả não ruồi nhà. Vậy thì, làm sao để thoát khỏi lũ ruồi này đây? Một số chuyên gia đề xuất đặt bẫy. Bẫy được tạo ra bằng cách đổ 2cm giấm táo vào bình, đặt một cái phễu lên miệng bầy thay cho nắp, sau đó, dán băng keo kín xung quanh phần khe hở giữa miệng bình và phễu để không con ruồi nào có thể lọt qua. Lũ ruồi tìm mồi rất nhanh nhưng lại chẳng đủ thông minh để tìm lại được chính cái lỗ đã chui vào.

Tuy vậy, điểm mấu chốt ở đây không chỉ là đặt bẫy. Ngay cả khi chúng ta đã bẫy chết được con ruồi cuối cùng, ruồi giấm sẽ vẫn có nguy cơ xuất hiện trở lại, miễn là chúng còn có thức ăn. Không may, loài ruồi chẳng hề kén chọn gì. Ngoài món khoái khẩu trái cây thối, chúng cũng tỏ ra hứng thú hết sức với rượu vang và các chất lỏng lên men khác, miễn là đồ ăn có thật nhiều vi khuẩn, kể cả đó chỉ là chút chất nhờn tích tụ trong bồn rửa bát. Do vậy, để thật sự khoát được khỏi lũ ruồi, cách duy nhất bạn có thể làm là dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thí nghiệm

Thí nghiệm "công viên kỷ Jura" sẽ ra sao nếu thay khủng long bằng muỗi?

Thả muỗi biến đổi gene vào tự nhiên để giảm số lượng muỗi cắn người ở Florida, Mỹ nhưng nhiều nhà khoa học lo ngại sẽ trở thành thí nghiệm ví như 'công viên kỷ Jura' ngoài đời thực.

Đăng ngày: 20/06/2020
Hoa lan quý hiếm bất ngờ nở rộ khiến nửa sân golf đóng cửa

Hoa lan quý hiếm bất ngờ nở rộ khiến nửa sân golf đóng cửa

Sân golf Ashton giảm số lỗ golf phục vụ người chơi từ 18 xuống 9 để nhường chỗ cho hoa lan phát triển và tạo hạt giống.

Đăng ngày: 20/06/2020
Điều gì xảy xa nếu một ngày tất cả virus biến mất?

Điều gì xảy xa nếu một ngày tất cả virus biến mất?

Sự biến mất của virus sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng tiến hóa của mọi sự sống trên hành tinh, bao gồm cả con người. Không có virus, sự sống và hành tinh như chúng ta biết sẽ không còn tồn tại.

Đăng ngày: 19/06/2020
Độc đáo ý tưởng dùng bong bóng xà phòng thụ phấn cho hoa

Độc đáo ý tưởng dùng bong bóng xà phòng thụ phấn cho hoa

Khi nhiều loài côn trùng thụ phấn đang dần biến mất do nhiều yếu tố, ý tưởng dùng robot súng bắn xà phòng để thụ phấn hoa là một giải pháp hiệu quả.

Đăng ngày: 19/06/2020
Vi khuẩn tự sát vì lợi ích quần thể

Vi khuẩn tự sát vì lợi ích quần thể

Vi khuẩn tiến hóa qua hàng triệu năm và hình thành được nhiều đặc điểm kỳ lạ.

Đăng ngày: 18/06/2020
Côn trùng dính mưa cũng giống con người

Côn trùng dính mưa cũng giống con người "ăn" nguyên quả bóng bowling vào mặt, nhưng tại sao chúng không chết?

Làm cách nào để côn trùng tránh được những hạt mưa mang bóng dáng của tử thần?

Đăng ngày: 18/06/2020
Loài kiến cũng biết thụ phấn cho hoa?

Loài kiến cũng biết thụ phấn cho hoa?

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cây Conospermum đang nở hoa ở phía Tây Nam nước Úc đã phát triển để cho phép kiến thụ phấn cho chúng hiệu quả như những con ong bản địa.

Đăng ngày: 18/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News