Vì sao tai người là ngôi nhà tốt nhất của gián?

Các chuyên gia của Đại học Bắc Carolina đã tìm ra lý do tại sao mọi người thường phải gặp bác sĩ vì bị gián chui vào tai.

"Gián thích những nơi ấm áp và ẩm ướt, đó là ống tai của chúng ta", nhà nghiên cứu côn trùng Coby Schal cho biết.

Theo ông, mùi ráy tai hấp dẫn côn trùng tương tự như hương thơm của nấm men hoặc mùi bánh mì với bia. Vấn đề là khi con gián lọt vào tai người, theo quy luật, nó bị mắc kẹt và không thể tự thoát ra ngoài. Đôi khi gián có thể sống ở đó cả tuần mà không cần thức ăn và nước — như đã xảy ra với Cathy Holly, người đã trải qua 9 ngày với một con gián trong tai.

Vì sao tai người là ngôi nhà tốt nhất của gián?
Việc gián chui vào tai, mũi người không phải là trường hợp hiếm gặp.

Nhà nghiên cứu côn trùng Coby Schal cho biết rằng hầu như theo bản năng người ta thường cố gắng để lấy dị vật ra khỏi ống tai và do đó giết chết con gián. Điều này rất nguy hiểm: thứ nhất, khi giẫy chết, gián có thể làm thủng màng nhĩ. Thứ hai, bên trong gián có hàng triệu vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, khi cảm thấy có dị vật trong ống tai, điều cần phải làm là ngay lập tức gọi cấp cứu.

Việc gián chui vào tai, mũi người không phải là trường hợp hiếm gặp. Cách đây không lâu, các bác sĩ ở thành phố Chennai miền nam Ấn Độ phải tiến hành một cuộc giải phẫu để lấy ra con gián từ đầu của một người phụ nữ, sau đó họ tiết lộ rằng côn trùng vẫn còn sống.

Người phụ nữ 42 tuổi thức dậy vào giữa đêm vì "cảm giác ngứa" trong mũi. Sau đó, bà thấy khó thở, và cần đến giúp đỡ từ bệnh viện địa phương. Các bác sĩ phải khám đến lần thứ 4 mới xác định được nguyên nhân. Chuyên gia cuối cùng đã tìm thấy con gián trong đầu người phụ nữ.

Theo các nhân viên y tế, con gián đã thâm nhập vào đầu bệnh nhân qua mũi, nó sống trong hốc mũi, rất gần khu vực trung tâm não bộ. Quá trình mổ lấy con gián ra kéo dài 45 phút.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Các chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa ở thực vật

Các chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa ở thực vật

Theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Mitochondrion, các nhà khoa học ở khoa sinh Đại học tổng hợp quốc gia Moskva, Nga, đã thử nghiệm trên thực vật chất chống oxy hóa có tên SkQ.

Đăng ngày: 08/06/2018
Hãi hùng loài sâu đáng sợ, có hơn 60.000 sợi lông chứa độc

Hãi hùng loài sâu đáng sợ, có hơn 60.000 sợi lông chứa độc

Sâu róm sồi có tên khoa học là Lymantria dispar. Ban đầu, nó chỉ phân bố ở châu Âu và châu Á nhưng hiện nay, sâu róm sồi đã mở rộng phạm vi ra nhiều nơi khác trên thế giới.

Đăng ngày: 07/06/2018
Lập bản đồ gene 3.000 vi khuẩn nguy hiểm

Lập bản đồ gene 3.000 vi khuẩn nguy hiểm

Reuters ngày 6/6 đưa tin các nhà nghiên cứu đang nỗ lực để hiểu biết nhiều hơn về một số căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới và tìm ra cách chống lại chúng.

Đăng ngày: 07/06/2018
Ngỡ ngàng “huyền nương” - loại quả được cả nước Anh yêu quý như quốc bảo

Ngỡ ngàng “huyền nương” - loại quả được cả nước Anh yêu quý như quốc bảo

Dứa (hay trái thơm, huyền nương) vốn là một loại trái cây tượng trưng cho mùa hè sôi động ở vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 06/06/2018
Tròn xoe mắt kinh ngạc với loại thanh long 7 sắc cầu vồng ở Mexico

Tròn xoe mắt kinh ngạc với loại thanh long 7 sắc cầu vồng ở Mexico

Thanh long là loại trái cây có nhiều ở Việt Nam, thế nhưng từ trước giờ bạn chỉ thấy thanh long có đúng 2 loại màu là ruột trắng và đỏ mà thôi.

Đăng ngày: 02/06/2018
Cà chua là trái cây hay rau củ? Câu hỏi nhiều khi gây rất nhiều tranh cãi

Cà chua là trái cây hay rau củ? Câu hỏi nhiều khi gây rất nhiều tranh cãi

Trái cà chua rất quen thuộc với mọi người. Nhưng nếu ai đó hỏi bạn, cà chua là trái cây hay rau củ thì bạn sẽ trả lời sao?

Đăng ngày: 02/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News