Vì sao Tam Đại Điện trong Tử Cấm Thành lại không có một bóng cây?

Sở hữu diện tích chiếm tới 1/10 tổng diện tích Cố cung, nhưng tòa kiến trúc này lại không trồng bất kỳ một bóng cây xanh nào vì lý do phong thủy dưới đây.

Kỳ lạ quần thể kiến trúc không trồng cây xanh

Cố Cung là tên gọi ngày nay của Tử Cấm Thành, nằm tại trung tâm thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) và là cung điện của các triều đại từ thời nhà Minh đến thời nhà Thanh.

Bố cục nơi đây được thiết kế theo 2 phần chính bao gồm ngoại triều và nội đình.

Trong đó, ngoại triều là nơi làm việc hàng ngày của Hoàng đế, còn nội đình là nơi nghỉ ngơi của nhà vua và nơi ở của các phi tần.

Tam Đại Điện thuộc “ngoại triều” là quần thể kiến trúc lớn nhất bên trong Cố Cung. Nơi đây thường được dùng để tổ chức các nghi lễ quan trọng của triều đình.

Tuy nhiên, dù sở hữu diện tích lên tới 85.000m2 (chiếm 1/10 tổng diện tích Cố Cung), Tam Đại Điện lại được miêu tả là nơi “không một bóng cây” theo đúng nghĩa đen.

Vì sao Tam Đại Điện trong Tử Cấm Thành lại không có một bóng cây?
Hình ảnh chụp tổng thể Tam Đại Điện từ trên cao cũng cho thấy xung quanh nơi đây không hề có một bóng cây xanh.

Lý giải nguyên nhân không trồng cây ở Tam Đại Điện

Theo các chuyên gia nghiên cứu phong thủy, lối thiết kế này của Tam Đại Điện xuất phát từ lý do dưới đây.

Thứ nhất, do yếu tố phong thủy

Tử Cấm Thành có rất nhiều khu vực thiết kế tượng trưng cho “âm dương ngũ hành”.

  • Theo đó, phía Đông kinh thành thuộc vào “đông phương giáp ất mộc”. Trong thuyết ngũ hành, mộc có biểu tượng là màu xanh, nên điện Văn Hoa lúc mới xây dựng cũng được sử dụng ngói lưu ly xanh.
  • Phía Nam thuộc về “phương nam bính đinh hỏa”. Mà ngũ hành có yếu tố lửa mang màu đỏ, nên tranh màu đặt tại Ngọ môn cũng dùng màu đỏ làm tông màu chủ yếu.
  • Phía Tây thuộc về “phương Tây canh tân kim”. Vì vậy, nước trong nội hà gọi là “nội kim thủy hà”.
  • Phía Bắc thuộc về “phương Bắc nhâm quý thủy”. Mà Tam Đại Điện lại nằm ở trung bộ “trung ương mậu kỷ thổ”. Vào thời nhà Minh, yếu tố thổ chính là tượng trưng cho xã tặc.

Kiến trúc sư thời bấy giờ thay vì sử dụng hoàng thổ xây Tam Đại Điện đã thay bằng việc đem 3 mặt đổi thành các góc, sắp xếp sao cho hiện lên thành hình chữ thổ.

Thuyết “âm dương ngũ hành” rất coi trong yếu tố “tương sinh – tương khắc”. Trong khi đó, yếu tố mộc khắc với yếu tố thổ. Xuất phát từ quan niệm này, chủ nhân của Tử Cấm Thành đương nhiên không muốn uy quyền của mình bị “mộc” chặn lại.

Vì vậy, các kiến trúc sư thời xưa không hề thiết kế cây xanh trong khuôn viên Tam Đại Điện để tránh phá hủy tổng thể phong thủy của nơi này.

Vì sao Tam Đại Điện trong Tử Cấm Thành lại không có một bóng cây?
Không trồng cây trong khuôn viên Tam Đại Điện là một cách để duy trì chỉnh thể hài hòa về âm dương, ngũ hành.

Thứ hai, biểu trưng uy quyền

Một giả thuyết khác lại cho rằng, Tam Đại Điện nằm trong Cố Cung sở dĩ không trông cây là để bảo vệ cho khí thế uy nghiêm và sự tối tượng của hoàng quyền.

Nguyên nhân là bởi Tam Đại Điện vốn được dùng để Hoàng đế cử hành những buổi lễ long trọng để thể hiện uy quyền tối thượng của mình.

Vì thế, các kiến trúc sư thời cổ đại đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để đảm bảo mục đích này, trong đó bao gồm cả việc loại bỏ yếu tố cây trồng.

Ngày nay, bước vào từ cổng Thiên An Môn, đi qua tầng tầng lớp lớp những cung điện thời cổ đại, người ta sẽ không thể trông thấy bất kỳ bóng cây nào. Điều này không chỉ dựng nên bầu không khí trang nghiêm mà còn tạo thành một loại áp lực vô hình lên người quan lại, khiến họ phải kính cẩn trước Thiên tử.

Thứ ba, đảm bảo sự an toàn của Hoàng đế

Giả thiết thứ ba về việc Tam Đại Điện không một bóng cây cho rằng, loại bỏ cây trồng là cách để bảo vệ an toàn của Thiên tử.

Năm xưa, Thanh triều từng ghi lại một cuộc khởi nghĩa nông dân dưới thời vua Gia Khánh. Khi đó, một nhóm thích khách của nghĩa quân Thiên Lý giáo đã bí mật xông vào Tử Cấm Thành.

Nhóm thích khách này tách ra làm hai, mai phục tại Đông Hoa Môn và Tây Hoa Môn, sau đó vì bị truy đuổi nên đã chặt cây phóng hỏa Long Tông Môn.

Tuy rằng nhóm thích khách này chưa tiến vào nội đình. Nhưng từ sau đó, vì đảm bảo an toàn cho nhà vua và các phi tần, kiến trúc sư thời bấy giờ đã không trồng cây xung quanh Tam Đại Điện.

Vì sao Tam Đại Điện trong Tử Cấm Thành lại không có một bóng cây?
Tam Đại Điện không một bóng cây để bảo vệ sự an nguy của nhà vua trước rủi ro thích khách tấn công hoặc xảy ra hỏa hoạn.

Thứ tư, phòng tránh hỏa hoạn

Việc Tam Đại Điện không một bóng cây xanh còn liên quan đến những trận hỏa hoạn xảy ra tại Minh triều.

Khi Cố Cung mới được hoàn thành, hỏa hoạn tại đây là chuyện xảy ra như… “cơm bữa”!

Năm Vĩnh Lạc thứ hai, Cố Cung vừa mới xây xong, Tam Đại Điện đã bị thiêu cháy.

5 năm sau, Minh Anh Tông cho người trùng tu lại Tam Đại Điện, thời gian thi công chỉ vẻn vẹn nửa năm. Lúc đó, tên của tòa kiến trúc này nhiều lần được đổi. Nhưng tới khi Lý Tự Thành tiến đánh Bắc Kinh, Tam Đại Điện một lần nữa lại ngập trong biển lửa.

Vào năm Thuận Trị thứ hai dưới thời nhà Thanh, Tam Đại Điện một lần nữa được trùng tu, đồng thời đổi tên thành Thái Hòa Điện, Bảo Hòa Điện.

Nhưng trong những năm Hoàng đế Khang Hi tại vị, nơi này lại một lần nữa bị hỏa hoạn.

Sau này, khi công cuộc trùng tu lần nữa được hoàn tất, các kiến trúc sư đã chuẩn bị nhiều phương án phòng chống hỏa hoạn cho Tam Đại Điện, trong đó có biện pháp không trồng cây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News