Vì sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?

Đó là trò ảo thuật của sự thay đổi trọng lực và sức đẩy. Bất kỳ vật thể nào ở trong nước, ngoài việc phải chịu đựng lực theo hướng thẳng đứng xuống dưới ra còn chịu đựng lực nâng lên của nước. Lực nâng lên đó chính là sức đẩy.

Khi sức đẩy lớn hơn trọng lực, vật thể sẽ nổi lên mặt nước, khi sức đẩy nhỏ hơn trọng lực, vật thể sẽ chìm xuống, khi sức đẩy bằng trọng lực hoặc chênh lệch rất ít thì vật thể sẽ "lơ lửng" ở bất kỳ vị trí nào trong nước.

Nếu điều chỉnh độ chênh lệch giữa trọng lực và sức đẩy của tàu ngầm thì nó có thể chìm xuống, nổi lên. Nhưng thân tàu ngầm là cố định không thay đổi, nên sức đẩy mà nó chịu trong nước là không thay đổi.

Vì sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?
Khi sức đẩy lớn hơn trọng lực, vật thể sẽ nổi lên mặt nước.

Vì vậy, muốn điều chỉnh độ chênh lệch này chỉ có thể tiến hành bằng cách thay đổi trọng lượng bản thân tàu.

Các nhà thiết kế tàu ngầm đã thiết kế tàu ngầm thành một thân tàu gồm hai lớp vỏ trong và ngoài. Trong khoảng không giữa vỏ trong và vỏ ngoài chia thành một số khoang nước. Mỗi khoang nước đều lắp van dẫn nước vào và van xả nước ra.

Tàu ngầm đang nổi trên mặt nước muốn lặn xuống, thì chỉ cần mở van dẫn nước vào các khoang chứa nước để cho nước biển nhanh chóng chảy đầy vào, lúc đó trọng lượng tàu ngầm tăng lên và khi trọng lượng vượt quá sức đẩy thì tàu sẽ chìm.

Nếu như tàu ngầm đang lặn dưới nước muốn nổi lên thì chỉ cần dùng van dẫn nước vào rồi dùng không khí nén có áp lực cực lớn phun nước ở trong các khoang chứa nước qua van xả chảy ra ngoài.

Lúc đó trọng lượng giảm, sức đẩy của tàu ngầm lớn hơn trọng lực nên tàu nổi lên khỏi mặt nước. Nếu tàu ngầm muốn chạy trong khoảng nước ở giữa mặt biển và đáy biển thì có thể cho nước vào một phần khoang chứa nước.

Hoặc tàu ngầm xả một phần nước ở khoang chứa nước ra nhằm điều tiết trọng lượng tàu ngầm bằng hoặc lớn hơn sức đẩy một ít. Lúc đó, tàu ngầm có thể đi trong khu vực nước có độ sâu, nông khác nhau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hội chứng sợ cuối tuần có thật nhưng nó là gì và nghiêm trọng đến mức nào?

Hội chứng sợ cuối tuần có thật nhưng nó là gì và nghiêm trọng đến mức nào?

Đối với bạn, cuối tuần không còn là thời gian nghỉ ngơi, thư giãn mà trở thành một "cơn ác mộng" thì xin chia buồn, bạn đã mắc phải hội chứng lo âu cuối tuần.

Đăng ngày: 29/03/2020
Mũi tên bí ẩn trên tấm biển trong Tử Cấm Thành không ai dám gỡ xuống

Mũi tên bí ẩn trên tấm biển trong Tử Cấm Thành không ai dám gỡ xuống

Trên tấm biển ở cửa Long Tôn môn của Tử Cấm Thành, Trung Quốc, có một mũi tên kỳ lạ tồn tại trong suốt 200 năm không ai dám gỡ xuống, bí ẩn đằng sau đó là gì?

Đăng ngày: 28/03/2020
Giải mã dự án bom dơi tuyệt mật của Mỹ trong Thế chiến II

Giải mã dự án bom dơi tuyệt mật của Mỹ trong Thế chiến II

Trong Chiến tranh thế giới 2, Mỹ theo đuổi dự án bom dơi nhằm tấn công các mục tiêu của quân địch. Theo thiết kế, hàng nghìn con dơi được trang bị bom cháy siêu nhỏ đồng loạt tấn công vào một mục tiêu khiến đối thủ chịu thiệt hại lớn.

Đăng ngày: 28/03/2020
Vì sao xác ướp pharaoh Ai Cập được đặt trong nhiều lớp quan tài?

Vì sao xác ướp pharaoh Ai Cập được đặt trong nhiều lớp quan tài?

Xác ướp pharaoh Ai Cập thường được chôn trong nhiều nhiều lớp quan tài, quách cầu kỳ. Theo các chuyên gia, những cỗ quan tài này không chỉ thể hiện địa vị người chết mà còn giúp họ "kết nối" với tổ tiên.

Đăng ngày: 28/03/2020
Polonium là gì?

Polonium là gì?

Ít người biết đến chất phóng xạ polonium cho tới khi được tin cựu gián điệp Alexander Litvinenko bị ám hại.

Đăng ngày: 27/03/2020
10 kim loại dẫn điện tốt nhất

10 kim loại dẫn điện tốt nhất

Trong hóa học, khả năng dẫn điện chính là sự cho phép di chuyển các hạt điện tích đi qua một sự vật hoặc hợp chất nhất định. Khi có lực tác động vào các hạt điện tích đang di chuyển sẽ tạo nên thành dòng điện.

Đăng ngày: 27/03/2020
Cuộc sống hiện đại đang khiến bộ xương chúng ta thay đổi ra sao?

Cuộc sống hiện đại đang khiến bộ xương chúng ta thay đổi ra sao?

Theo thời gian, bộ xương người đang thay đổi qua những cách đáng ngạc nhiên.

Đăng ngày: 25/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News