Vì sao thái giám thời xưa thường sống thọ hơn hoàng đế?

Mặc dù cả ngày phải chạy theo hầu hạ hoàng đế, phi tần vô cùng mệt mỏi, nhưng những thái giám thời phong kiến thường có tuổi thọ hơn người.

Trước khi tiến cung để thực hiện sứ mệnh phục vụ hoàng đế, phi tần, các nô tài đều phải trải qua bước tịnh thân để trở thành thái giám. Bằng cách này, dòng dõi hoàng tộc tôn quý sẽ không bị vấy bẩn và thái giám sẽ trung thành hơn với các vị chủ nhân.


Thái giám thường phải tịnh thân trước khi vào cung. (Nguồn Sohu).

Theo số liệu nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của thái giám lâu hơn nam giới bình thường từ 14-19 năm. Trong số 81 thái giám được khảo sát, có 3 người trong số họ sống tới 100 tuổi.

Vị thái giám cuối cùng của nhà Thanh tên Tôn Diệu Đình sống tới 94 tuổi. Các vị hoàng đế dù được ăn sơn hào hải vị, sống trong điều kiện vật chất tốt, nhưng tuổi thọ thường không cao. Vậy lý do gì khiến thái giám có tuổi thọ cao hơn cả hoàng đế?

Liên quan tới nội tiết tố

Sau khi thái giám bị “tịnh thân” sẽ trở thành “bán nam bán nữ”, nội tiết tố nam giảm, nội tiết tố nữ tăng, từ đó hệ thống miễn dịch của thái giám tốt hơn. Đồng thời, do không còn khả năng sinh con, quan hệ tình dục nên họ thường không mất tinh khí. Tinh khí dồi dào khiến thái giám sống khỏe hơn, thọ hơn.

Ngược lại, hoàng đế phải chịu áp lực rất lớn, lo lắng xử lý các công việc triều chính và có trách nhiệm sinh con nối dõi cho hoàng tộc với rất nhiều phi tần. Những gánh nặng này có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng thể chất, tâm lý của hoàng đế suy giảm, từ đó tuổi thọ sẽ bị rút ngắn.

Ít chịu áp lực cuộc sống

Cuộc sống của thái giám thường ít chịu các áp lực, không phải lo lắng suy nghĩ về những chuyện vặt hàng ngày. Khi một người chịu áp lực tinh thần lớn trong thời gian dài, tuổi thọ sẽ bị ảnh hưởng.

Trong cung chỉ có một số thái giá hầu hạ thân cận hoàng thượng là phải đối mặt với áp lực lớn, còn những thái giám khác thường chỉ làm các công việc nhẹ nhàng như tưới cây, chăm hoa... Những công việc nhỏ nhặt, áp lực ít nên cuộc sống thoải mái, tinh thần tốt là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Thành phố không dùng điều hòa" ở Trung Quốc: Người dân không biết nắng nóng là gì!

Nhờ ưu thế về đặc điểm khí hậu, người dân Lục Bàn Thủy chưa bao giờ biết nắng nóng là gì nếu cả đời chỉ quanh quẩn ở vùng đất này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao cung nữ xưa không dám đụng vào món cá dù rất thích ăn?

Vì sao cung nữ xưa không dám đụng vào món cá dù rất thích ăn?

Ai cũng biết các món ăn từ cá đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng các cung nữ lại không dám động đũa tới món này, vì sao vậy?

Đăng ngày: 29/03/2025
Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo phát hiện một protein giúp gấu nước sống sót qua nhiều năm trong môi trường không có nước.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tại sao khi kim loại nóng chảy, nồi nấu kim loại vẫn giữ được sự ổn định như ban đầu?

Tại sao khi kim loại nóng chảy, nồi nấu kim loại vẫn giữ được sự ổn định như ban đầu?

Nồi nấu kim loại là một thiết bị thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm và công nghiệp cho các ứng dụng nhiệt độ cao như sưởi ấm, đốt cháy, nấu chảy và lò luyện cốc.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tại sao linh dương Gerenuk có thể sống mà cả đời không cần uồng nước?

Tại sao linh dương Gerenuk có thể sống mà cả đời không cần uồng nước?

Linh dương Gerenuk là một loài sinh sống ở châu Phi và chúng có thể sống thoải mái mà không cần uống nước trong suốt cuộc đời của mình.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News