Vì sao tiêm vaccine vẫn nguy cơ mắc bệnh bạch hầu?

Các chuyên gia cho biết một số ít người tiêm vaccine bạch hầu không đủ liều dẫn đến nguy cơ mắc bệnh, do miễn dịch suy giảm theo thời gian.

Hôm 10/7, PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết người dân thường có quan niệm sai lầm là "tiêm vaccine xong sẽ không mắc bệnh". Thực tế, hiệu lực của vaccine không thể bảo vệ tuyệt đối 100%, trung bình 90-95% tùy loại. Đặc biệt, miễn dịch do tiêm vaccine sẽ giảm dần, kèm theo cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người.

"Dù vậy, vaccine có tác dụng quan trọng trong ngăn ngừa các bệnh. Trường hợp không may mắc thì vaccine cũng giúp triệu chứng nhẹ hơn, giảm bệnh nặng", ông Phu nói, khuyến cáo mọi người cần tuân thủ lịch tiêm chủng đầy đủ, kể cả mũi nhắc lại.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Medlatec, cho biết bản chất "việc tiêm vaccine vẫn mắc bệnh là do tiêm không đầy đủ các mũi". Theo đó, lịch tiêm chủng của bệnh bạch hầu là chích 3 mũi cơ bản từ 6-12 tháng, nhắc 3 mũi tiếp theo ở thời điểm từ 12-23 tháng, 4-7 tuổi và 5-13 tuổi.

"Khi thực hiện đầy đủ 3 mũi cơ bản và 3 mũi nhắc lại như vậy thì khống chế hoàn toàn được bạch hầu", PGS Sơn nói.

Vì sao tiêm vaccine vẫn nguy cơ mắc bệnh bạch hầu?
Nhân viên y tế tiêm vaccine cho trẻ tại bệnh viện. (Ảnh: Chi Lê).

Ngày 9/7, Bộ Y tế cho biết hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vaccine phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh. Thực tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 5 ca bạch hầu, trong đó một trường hợp tử vong. Mới nhất là nữ sinh 18 tuổi ở Nghệ An - tử vong hôm 5/7. Một người bạn từng ở chung phòng nữ sinh này, sau đó về Bắc Giang sinh hoạt, hiện dương tính và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Hà Nội. Một người khác tiếp xúc gần với nữ sinh Bắc Giang cũng vừa có kết quả dương tính bệnh.

Các ca bệnh xuất hiện rải rác là do độ phủ vaccine chưa đạt 90-95%, đặc biệt tại khu vực vùng sâu, xa, vốn được coi là "vùng trũng tiêm chủng". "Người dân ở đó thường sống biệt lập, ít giao lưu nên không có miễn dịch tự nhiên do nhiễm phải, cũng không có miễn dịch do tiêm chủng. Vì vậy, khi có dịch thường bùng phát tại đây", ông Phu nói.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cũng nhìn nhận độ bao phủ tiêm chủng thấp sẽ dẫn tới lỗ hổng miễn dịch, do đó, dịch còn lưu hành và khó có thể dập tắt. Song, ông đánh giá hiện nguy cơ lây lan ra cộng đồng là "không lớn". Các ca bệnh hiện nay phát hiện mang tính chất lẻ tẻ do hầu hết trẻ em đều đã được tiêm phòng vaccine khi còn nhỏ.

"Chỉ có những trẻ chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đầy đủ theo lịch tiêm chủng thì mới có khả năng mắc bệnh", ông Cường nói thêm.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người dân không chủ quan. Khi dịch bùng phát thì bất kỳ ở đâu, những ai không có miễn dịch (do tiêm chủng và do nhiễm phải), đều có khả năng mắc bệnh. Những người này có thể biểu hiện triệu chứng hoặc không (là người lành mang trùng), lây nhiễm cho người khác qua tiếp xúc.

Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ bệnh. Đảm bảo nhà ở thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae.

Sau khi ủ bệnh từ 2-5 ngày, người bệnh thường sốt nhẹ, đau họng, khó chịu, mệt mỏi, ăn kém, da xanh, chảy nước mũi, họng hơi đỏ. Đặc biệt khám họng thấy amidan có giả mạc trắng, lúc đầu nhỏ sau lan dần ra bao trùm họng và lưỡi gà, màu trắng, dai, bóc ra dễ chảy máu, hạch cổ sưng to làm cho cổ bạnh ra (bạch hầu họng).

Bệnh có thể biến chứng nặng thành viêm cơ tim, viêm thanh quản (khàn tiếng, ho ông ổng, thở rít), suy hô hấp, ngạt thở, suy thận, tổn thương thần kinh. Nếu không được điều trị bằng thuốc đặc hiệu thì có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh này được điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (Anti-Diphteria Serum-ADS). Các kháng sinh thông thường như Penicillin G, Erythromycin hoặc Azithromycin có thể diệt được vi khuẩn bạch hầu, thời gian điều trị từ 10-14 ngày.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao phải phun cát xuống đường ray khi tàu đang chạy?

Tại sao phải phun cát xuống đường ray khi tàu đang chạy?

Có thể bạn đã từng thắc mắc rằng tại sao khi tàu hỏa di chuyển, các hạt cát lại được phun xuống đường ray.

Đăng ngày: 12/07/2024
Vì sao nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai khi ra ngoài không gian?

Vì sao nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai khi ra ngoài không gian?

Việc nữ phi hành gia lên tàu vũ trụ bay vào không gian đã từng bị hạn chế do những khác biệt về mặt sức khỏe so với nam giới.

Đăng ngày: 11/07/2024
Tại sao người xưa tin rằng không thể giết được chồn? Nghiên cứu khoa học cho thấy thực sự không thể giết chúng!

Tại sao người xưa tin rằng không thể giết được chồn? Nghiên cứu khoa học cho thấy thực sự không thể giết chúng!

Trong lịch sử và văn hóa dân gian, chồn thường được xem là một loài vật bí ẩn và đáng sợ, đôi khi còn bị coi là kẻ thù của con người, đặc biệt là trong các cộng đồng nông nghiệp.

Đăng ngày: 11/07/2024
Vì sao sói thích giết đồng loại? Chuyên gia về hành vi của sói mất 13 năm mới có thể phát hiện ra bí mật của chúng!

Vì sao sói thích giết đồng loại? Chuyên gia về hành vi của sói mất 13 năm mới có thể phát hiện ra bí mật của chúng!

Sói là một loài động vật hoang dã săn mồi nổi tiếng, thường khiến con người kinh sợ bởi tiếng hú ám ảnh và sự hung dữ.

Đăng ngày: 10/07/2024
Vì sao bất chấp nguy hiểm, con người vẫn thích xuống đáy đại dương hay ra ngoài vũ trụ?

Vì sao bất chấp nguy hiểm, con người vẫn thích xuống đáy đại dương hay ra ngoài vũ trụ?

Không màng tới nguy hiểm đến tính mạng, chi phí cao, nhiều người vẫn bị thu hút bởi những chuyến đi xuống đáy đại dương hoặc ra ngoài vũ trụ.

Đăng ngày: 09/07/2024
Vì sao càng cố thư giãn, càng căng thẳng hơn?

Vì sao càng cố thư giãn, càng căng thẳng hơn?

Nhận ra bạn đang căng thẳng và cần thư giãn là một bước tốt để giúp đỡ bản thân. Tuy nhiên, đôi khi tìm cách giảm căng thẳng lại làm tăng thêm căng thẳng.

Đăng ngày: 09/07/2024
Vì sao thường xuyên ăn sơn hào hải vị nhưng các phi tần thời xưa vẫn hay đau ốm và không sống thọ?

Vì sao thường xuyên ăn sơn hào hải vị nhưng các phi tần thời xưa vẫn hay đau ốm và không sống thọ?

Dù sống trong nhung lụa nhưng các phi tần thời xưa vẫn phải quẩn quanh bên bát thuốc mỗi ngày.

Đăng ngày: 08/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News