Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng

ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết rằng, điều kiện khí hậu ít tác động đến bệnh bạch hầu, nguy cơ mắc vi khuẩn bạch hầu ở cả nam và nữ là như nhau. Bệnh hay gặp ở tuổi thiếu nhi, đặc biệt là trẻ từ 1-7 tuổi. Tuy nhiên, người lớn vẫn có thể mắc bệnh.

Đối với bạch hầu, việc phát hiện và điều trị sớm đóng vai trò then chốt đối với hiệu quả điều trị. Khó khăn ở chỗ những dấu hiệu cảnh báo ban đầu của bệnh bạch hầu lại khá tương đồng với một số bệnh thường gặp như cảm, cúm và đặc biệt là viêm họng hạt, viêm amidan. Tuy nhiên, theo ThS.BS Trần Duy Hưng, nếu để ý kỹ, chúng ta vẫn có thể nhận ra một vài triệu chứng đặc trưng của căn bệnh truyền nhiễm này: “Điểm khác biệt của bạch hầu so với viêm họng hạt hay viêm amidan là nó gây ra tình trạng nhiễm độc, nên có những tập triệu chứng riêng”.


Bệnh nhân bạch hầu sẽ có giả mạc ở vùng hầu họng màu xám, rất dai, rất khó bóc tách ra khỏi niêm mạc.

Cụ thể, tình trạng nhiễm độc do bạch hầu gây ra sẽ khiến da xanh tái, người mệt mỏi. Nếu bệnh nhân là trẻ em sẽ có hiện tượng biếng ăn, quấy khóc, li bì. Đáng chú ý, bệnh nhân bạch hầu sẽ có giả mạc ở vùng hầu họng màu xám, rất dai, rất khó bóc tách ra khỏi niêm mạc và nếu cố tình bóc tách có thể gây chảy máu.

Ngược lại, người mắc viêm họng hạt, viêm amidan dù cũng có giả mạc nhưng rất dễ lấy ra. Đây là những triệu chứng điển hình nhất, để phân biệt bạch hầu và các bệnh thường gặp khác.

Ngoài ra, bệnh nhân bạch hầu cũng có hiện tượng sốt nhưng lại ít khi sốt cao; người bệnh có tiếng ho ông ổng, kèm theo các vấn đề về hô hấp khác như khó thở, khàn tiếng.

“Khi có những triệu chứng kể trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, từ đó có điều kiện chữa trị khi bệnh vừa mới ở giai đoạn đầu, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm” – Chuyên gia nhiễm khuẩn tổng hợp khuyến cáo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Uống nước lá tía tô có tác dụng và tác hại đối với sức khỏe như thế nào?

Uống nước lá tía tô có tác dụng và tác hại đối với sức khỏe như thế nào?

Tía tô là một trong những loại cây thuốc dân gian lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất ở nước ta.

Đăng ngày: 12/05/2025
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News