Vì sao trên núi cao nấu cơm không chín?

Các nhân viên thăm dò địa chất và các vận động viên leo núi khi làm việc trên núi cao có thể thấy được hiện tượng sau: Hơi nước trong nồi cơm bay ra mù mịt từ lâu, nhưng bên trong vẫn hoàn toàn là “cơm sống”. Rút cục do nguyên nhân gì?

Nước cũng giống như các chất lỏng khác, điểm sôi của chúng có liên quan tới áp suất. Áp suất lớn, điểm sôi cao. Áp suất nhỏ, điểm sôi thấp. Dưới áp suất không khí là 1.013 bar (1 atmotphe) điểm sôi của nước là 100 độ C. Nhưng ở trên núi cao, tuỳ theo độ cao của núi, áp suất của không khí giảm dần khiến cho rất nhiều bong bóng nhỏ bão hoà hơi nước được hình thành trong nước khi nhiệt độ nước còn ở dưới 100 độ C. Như thế cũng có nghĩa là khi nhiệt độ chưa tới 100 độ C nước đã bắt đầu sôi. Cho dù bạn có thêm lửa, nhiệt độ cũng không thể nâng cao hơn, trừ khi bạn tìm cách tăng áp suất. Theo tính toán, địa hình cứ cao lên 1 km thì điểm sôi của nước đại thể giảm đi 3 độ C.

Vì sao trên núi cao nấu cơm không chín?
Ảnh minh họa.

Đến đây, chúng ta thấy rõ, nếu như ở trên núi cao 5.000 m so với mặt biển, cho dù bạn có đốt lửa rất mạnh, hơi nước trong nồi cơm có nghi ngút bay ra thì nhiệt độ của nước cũng không vượt quá 85 độ C. Ở nóc nhà thế giới, đỉnh ngọn núi Chômôlungma cao 8.848 m, ở khoảng 73,5 độ C nước đã sôi rồi. Với nhiệt độ này rõ ràng là không thể nấu được cơm chín.

Không lẽ nhịn đói...

Vậy, trên núi cao chỉ được ăn cơm sống thôi ư? Đương nhiên là không rồi. Người ta đã chế tạo ra chiếc nồi áp suất thích hợp cho việc nấu cơm trong hoàn cảnh này. Trên nắp nồi có một trục vít, bên trong có gioăng kín bằng cao su, khi vặn chặt trục vít, nắp nồi sẽ đậy kín nồi để không lọt hơi. Dùng nồi áp suất nấu cơm, hơi nước không có cách nào thoát ra, khi áp suất trong nồi đạt đến áp suất khí quyển là 1.013 bar thì điểm sôi của nước sẽ bằng với khi ở chân núi, có thể nấu chín cơm được.

Hiện nay, loại nồi áp suất bán trên thị trường thường khống chế áp suất vào khoảng 2,2 atmotphe, nhiệt độ cao nhất trong nồi có thể đạt được là 123 độ C. Dùng loại nồi áp suất này nấu cơm, nấu thức ăn vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa tiết kiệm được thời gian.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Cứ mỗi mùa Trung thu, hẳn không ít người lại bồi hồi nhớ về tuổi thơ với những trò chơi không thể nào quên...

Đăng ngày: 12/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News