Vì sao tượng binh mã trong lăng Tần Thủy Hoàng có mắt một mí?

Để giải thích cho điều kỳ lạ này trong lăng Tần Thủy Hoàng, giới chuyên gia đã đặt ra không ít các giả thuyết ly kỳ và hấp dẫn. Thế nhưng liệu rằng đâu mới là sự thật

Cho tới ngày nay, các giai thoại huyền bí xoay quanh đội quân đất nung này vẫn là chủ đề nhận được sự quan tâm của hậu thế.

Trong số đó, có một bí ẩn mà cho tới ngày nay vẫn còn gây tranh cãi. Cụ thể là theo chuyên trang phân tích lịch sử Trung Quốc Qulishi, các bức tượng binh mã được phát hiện đều sở hữu đôi mắt một mí.

Phải chăng điều kỳ lạ này có ẩn chứa huyền cơ nào đó mà chúng ta chưa hề hay biết?

Giả thuyết thứ nhất: Những bức tượng binh mã trong lăng Tần Thủy Hoàng được mô phỏng theo đặc điểm của người Hán cổ xưa

Vì sao tượng binh mã trong lăng Tần Thủy Hoàng có mắt một mí?
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Không ít các chuyên gia cho rằng mặt rộng, mũi hếch, mắt một mí là những đặc điểm ngoại hình đặc thù của người Hán thời xưa. Còn các đặc điểm như mắt hai mí, mũi cao… đều là nhờ pha trộn với những dân tộc khác nên sau này mới có.

Trong khi đó, người dân Tần quốc được cho là sở hữu đặc trưng ngoại hình của người Hán ở giai đoạn cũ. Vì vậy việc tượng binh mã đều chỉ có mắt một mí là một cách diễn tả chân thực về đặc điểm ngoại hình của người nước Tần thời bấy giờ.

Dựa vào các họa phẩm và những bức tượng thời xa xưa, không khó để nhận thấy các mỹ nhân ở vào giai đoạn trước thời nhà Đường, nhà Tống cũng đều sở hữu đôi mắt một mí. Vì vậy, đây có thể xem là nét đặc thù của người Trung Hoa cổ đại.

Sau này, do dung hợp với dòng máu của nhiều dân tộc khác, nét nổi bật về ngoại hình nói trên mới dần dần thay đổi.

Giả thuyết thứ hai: Ảnh hưởng của quá trình khai quật

Ngoài cách giải thích trên, nhiều chuyên gia cũng tin rằng những bức tượng binh mã ở quần thể lăng Tần Thủy Hoàng vốn được tạo tác mô phỏng từ người thật, cho nên sở hữu nhiều hình thái khác nhau, tất nhiên sẽ có người mắt một mí và mắt hai mí.

Tuy nhiên phần mí mắt được các thợ thủ công thời bấy giờ vẽ bằng thuốc màu, vì vậy do ảnh hưởng của việc tiến hành khai quật, lại thêm sự tàn phá của thời gian, các bức tượng này đã trải qua quá trình oxy hóa khiến cho màu sắc phai nhạt, mắt hai mí từ đó cũng biến thành mắt một mí.

Giả thuyết này cũng được cho là có cơ sở, bởi đã từng có học giả chứng minh rằng tượng binh mã quả thực từng được tô màu, chỉ có điều trải qua thời gian nên màu sắc mới bị phai nhạt đi mà thôi.

Giả thuyết thứ ba: Thợ thủ công thời xưa ăn bớt nguyên liệu

Vì sao tượng binh mã trong lăng Tần Thủy Hoàng có mắt một mí?
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Ngoài 2 giả thuyết nói trên, còn có một giả thuyết khác còn cho rằng trong quá trình tạc tượng, mắt một mí dễ làm hơn mắt hai mí. Vì vậy để đẩy nhanh các công đoạn tạo tác, rút ngắn thời gian hoặc là cắt xén nguyên liệu, những thợ thủ công thời xưa đã chọn cách chỉ làm mắt một mí.

Tuy nhiên hầu hết các ý kiến đều cho rằng khả năng xảy ra của giả thuyết này là vô cùng thấp, bởi số nguyên liệu để làm ra mắt 2 mí cho những bức tượng này cũng không đáng kể là bao.

Đó là chưa kể tới quá trình giám sát nghiêm ngặt thời bấy giờ, cùng với đó là sự tàn bạo khét tiếng của Tần Thủy Hoàng. Vì thế việc các thợ tạc tượng bất chấp tính mạng để làm việc này gần như là không thể.

Cho tới ngày nay, lý do tại sao những bức tượng được tìm thấy ở quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều chỉ sở hữu đôi mắt một mí vẫn còn là một bí ẩn.

Mặc dù có không ít giả thuyết được đặt ra nhằm giải đáp cho bí ẩn này, thế nhưng đó hết thảy cũng chỉ là suy diễn của hậu thế mà thôi.

Và chắc hẳn phải chờ tới khi lăng Tần Thủy Hoàng được khai quật hoàn toàn mới, bí ẩn nói trên có lẽ mới có cơ hội được làm sáng tỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao năm mới bắt đầu từ ngày 1 tháng 1?

Tại sao năm mới bắt đầu từ ngày 1 tháng 1?

Con người trong suốt lịch sử đã bắt đầu năm mới của mình vào rất nhiều ngày khác nhau.

Đăng ngày: 20/01/2021
Vì sao nhiều bệnh nhân tử vong sau khi khỏi Covid-19?

Vì sao nhiều bệnh nhân tử vong sau khi khỏi Covid-19?

Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, gần 35% bệnh nhân khỏi Covid-19 phải điều trị sức khỏe lâu dài. Trong số đó, nhiều người tử vong vì các biến chứng của bệnh.

Đăng ngày: 20/01/2021
Vì sao chúng ta nên ngồi xổm nhiều hơn?

Vì sao chúng ta nên ngồi xổm nhiều hơn?

Động tác ngồi xổm thực sự có thể giúp cải thiện sức khỏe của nhiều nhóm cơ ít vận động, đồng thời tránh những nguy cơ sức khỏe khác do ngồi quá lâu ở một chỗ, nhất là với dân văn phòng.

Đăng ngày: 20/01/2021
Vì sao một số loài rắn không trúng độc của chính mình?

Vì sao một số loài rắn không trúng độc của chính mình?

Nghiên cứu mới hé lộ một số loài rắn độc sử dụng " thủ thuật" điện tích để ngăn chất độc của bản thân tác động đến hệ thần kinh.

Đăng ngày: 19/01/2021
Vì sao rắn hổ mang chúa nuốt chính răng rụng của mình vào bụng?

Vì sao rắn hổ mang chúa nuốt chính răng rụng của mình vào bụng?

Bạn có biết rằng rắn hổ mang chúa cũng thay răng như con người?

Đăng ngày: 18/01/2021
Vì sao hơn 1,2 tỉ người Trung Quốc chỉ dùng 100 họ?

Vì sao hơn 1,2 tỉ người Trung Quốc chỉ dùng 100 họ?

Dù có dân số đông nhất thế giới, số lượng họ tại Trung Quốc lại rất hiếm. Ngoài sự biến mất tự nhiên theo dòng lịch sử, các họ hiếm tại quốc gia này đang dần bị xóa sổ bởi... công nghệ.

Đăng ngày: 18/01/2021
Vì sao trong số 7,7 tỷ người trên Trái đất, không một ai có khuôn mặt giống hệt nhau 100%?

Vì sao trong số 7,7 tỷ người trên Trái đất, không một ai có khuôn mặt giống hệt nhau 100%?

Theo các nhà nghiên cứu thuộc ĐH California Berkeley (Mỹ), sự đa dạng trên khuôn mặt của chúng ta là kết quả của áp lực tiến hóa để đảm bảo tất cá thể con người đều dễ dàng nhận ra lẫn nhau.

Đăng ngày: 16/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News