Vì sao vận động viên trượt tuyết có thể bay xa và cao đến thế mà vẫn không hề hấn gì?
Khoa học giải thích lý do các vận động viên môn trượt tuyết này có thể đáp xuống mặt tuyết cứng an toàn từ độ cao tương đương một tòa nhà mà không hề hấn gì.
Ski Jumping (hay trượt dốc) là môn thể thao không dành cho những khán giả yếu tim. Bởi chỉ nhìn vận động viên thi đấu thôi, nhiều bạn hẳn sẽ choáng váng.
Quá trình thi đấu diễn ra bộ môn này đầy nguy hiểm: vận động viên bắt đầu bằng việc trượt cực nhanh xuống con dốc dài.
Tại sao nhảy xa và cao như này mà vận động viên không hề hấn gì?
Sau đó, họ trượt lên một đoạn dốc nhỏ thoai thoải, rồi lấy đà “quăng” mình vào không trung và không quên thực hiện hàng loạt cú lộn vòng. Cuối cùng, họ đáp xuống bằng cả hai ván trượt, tiếp tục di chuyển quãng ngắn trước khi dừng lại một cách dễ dàng!
Nhưng bạn có thắc mắc vận động viên này vì sao lại "hạ cánh" 1 cách bình thường mà không có bất cứ chấn thương nào không nhỉ?
Giáo sư Greg Gbur từ ĐH North Carolina giải thích: “Thực ra vận động viên không tung người lên và hạ xuống theo phương thẳng đứng. Nếu bạn nghĩ về việc nhảy, cũng như việc ném bất cứ thứ gì vào khoảng không, chúng đều sẽ rơi xuống theo quỹ đạo parabol”.
Ảnh ghép các chuyển động của vận động viên theo quỹ đạo parabol.
Điều quan trọng là khi đáp xuống, vận động viên phải điều khiển ván trượt dọc theo con dốc để di chuyển thành đường parabol.
Một vận động viên đáp xuống con dốc thành công tại Olympic Pyeongchang 2018.
Chuyện này cũng không phải dễ dàng do cơ thể còn chịu tác động của trọng lực theo phương thẳng đứng.
Giả sử nếu vận động viên rơi thẳng từ trên xuống, nền tuyết cứng sẽ dừng mọi sự chuyển động lại ngay lập tức.
Việc giảm tốc đột ngột như thế sẽ gây ra tác động không đều lên cơ thể và phá vỡ nó thành từng mảnh.
Thế nhưng, điều này sẽ không xảy ra miễn là vận động viên trượt xuống từ từ theo con dốc được thiết kế sẵn.
Việc này giúp giảm dần tốc độ, hạn chế tác động lên cơ thể vận động viên cho đến khi họ có thể dừng lại.
Vì sự nguy hiểm cao mà Ski Jumping tại các kỳ Olympic chỉ dành riêng cho nam.
Sau gần 90 năm, nữ giới chỉ mới tranh tài môn này kể từ Olympic 2014.
Hiện người nắm giữ kỷ lục cao nhất là Stefan Kraft - nam vận động viên người Áo. Anh đã ghi được thành tích “bay” xa đến tận 253,5 mét vào năm 2017.