Vì sao vi khuẩn chỉ gây mụn ở một số người?

Mặc dù thực tế có đến 80% dân số thế giới đã từng một lần trong đời phải trải qua cơn ác mộng mang tên là mụn, và tồi tệ hơn là mụn trứng cá. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn thật sự không hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách ngăn chặn nó.

Nhưng một nghiên cứu mới đây cuối cùng đã tìm ra lý do tại sao vi khuẩn sống trên da chỉ gây viêm nhiễm ở một số người nhất định còn những người khác thì nó lại để yên.

Hiện nay, các bác sĩ điều trị tình trạng mụn trứng cá nặng với một trong hai loại thuốc: kháng sinh hoặc điều chỉnh nội tiết tố như Isotretinoin và Roaccutane.

Vì sao vi khuẩn chỉ gây mụn ở một số người?
Kích thước của nang lông chính là câu trả lời cho vấn đề này. (Nguồn ảnh: gazettereview).

Tuy nhiên, tất cả những loại thuốc này đều gây ra tác dụng phụ. Bên cạnh đó, chúng đều khá mạnh nên không được uống trong một thời gian dài. Trong một số trường hợp, các loại thuốc này vẫn không mang lại bất kì tác động hữu hiệu nào cả vì cấu trúc cơ thể riêng biệt của từng người.

Nghiên cứu mới tập trung vào sự tác động của vi khuẩn lên da. Da của chúng ta dù giữ sạch như thế nào đến đi nữa cũng luôn bị bao phủ bởi vi khuẩn và đây chính là thành trì đầu tiên của cơ thể chống lại sự xâm nhập của chúng.

Mặc dù ai cũng có rất nhiều vi khuẩn trên da nhưng một số người lại không bao bao giờ bị mụn trong khi những người khác có cố gắng như thế nào cũng không thể thoát khỏi được tình trạng này.

"Thông thường, chúng ta chung sống hòa bình với những con vi khuẩn. Nhưng tại một số thời điểm nhất định, sự yên bình này bị phá vỡ và bạn sẽ bị nhiễm trùng", theo lời nhà nghiên cứu Richard Gallo từ Đại học California, San Diego (Hoa Kỳ) cho biết.

Gallo và các đồng nghiệp của ông nhận thấy một loại vi khuẩn vô hại thường sống trên da của chúng ta bắt đầu gây ra viêm và mụn khi chúng bị mắc kẹt vào môi trường nhiều mồ hôi và dầu, chẳng hạn như nang lông.

Nhưng nang lông của mọi người là không giống nhau. Và đó có thể là lý do giải thích tại sao không phải ai cũng bị mụn trứng cá. Một số người chỉ đơn giản là vì có nang lông có kích thước nhỏ hơn người khác, khiến cho môi trường sinh sống của vi khuẩn ngột ngạt hơn và từ đó làm cho chúng tức giận phản ứng ngược lại lên da.

Vì sao vi khuẩn chỉ gây mụn ở một số người?
Việc làm sạch da thường xuyên không phải là cách chữa mụn hiệu quả.

Khi bị mắc kẹt vào môi trường yếm khí cùng với các tế bào da và tóc, vi khuẩn P. acnes biến bã nhờn thành các axit béo, kích hoạt tình trạng viêm trong các tế bào da lân cận.

Thông thường sưng viêm sẽ được cơ thể kiểm soát bằng các enzyme gọi là deacetylases histone. Nhưng vi khuẩn sẽ ngày càng đông và tiết ra nhiều axit béo hơn nữa, gây ra mụn đỏ, đau.

Việc làm sạch da thường xuyên không phải là cách chữa mụn hiệu quả vì chúng đã vao sâu trong nang lông và đóng kín cửa ra vào bằng một loại chất gọi là màng sinh học.

"Chúng ta có thể ức chế các axit béo, hoặc ngăn chặn tác động của chúng trên da", Gallo cho biết. "Tôi cho rằng phương pháp mới này thật sự hiệu quả và giúp làm giảm đáng kể tình trạng mụn". Các loại thuốc chữa mụn thế hệ mới có chức năng kiểm soát axit béo do vi khuẩn tiết ra đang được phối chế và dự định sẽ bắt đầu đưa ra thị trường vào 2 năm tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cổ thụ 1.400 năm tuổi phủ vàng sân chùa Trung Quốc

Cổ thụ 1.400 năm tuổi phủ vàng sân chùa Trung Quốc

Cây dẻ quạt 1.400 năm tuổi trên đỉnh núi Chung Nam, Thiểm Tây, Trung Quốc tạo ra biển lá vàng rực phủ quanh gốc cây mỗi đợt cuối thu.

Đăng ngày: 24/11/2016
Phát hiện hai loài Tỏi rừng mới chỉ có ở Việt Nam

Phát hiện hai loài Tỏi rừng mới chỉ có ở Việt Nam

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trường Đại học tổng hợp Ludwig-Maximilians, Cộng hòa Liên bang Đức vừa phát hiện hai loài tỏi rừng mới ở Quảng Ngãi.

Đăng ngày: 23/11/2016
Nấm cục đường kính nửa mét trong rừng Scotland

Nấm cục đường kính nửa mét trong rừng Scotland

Cây nấm cục nặng hơn 8kg được một cư dân Scotland tìm thấy trong lúc đi dạo trong rừng.

Đăng ngày: 23/11/2016
Phát hiện giống cây cao nhất thế giới trên đảo Borneo

Phát hiện giống cây cao nhất thế giới trên đảo Borneo

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra cây nhiệt đới cao nhất thế giới trên đảo Borneo với chiều cao 309 feet (94,1 mét). Loại cây mới được tìm thấy phá vỡ kỷ lục của cây meranti vàng trước đây (89,6 mét), mới lập trước đó 5 tháng.

Đăng ngày: 21/11/2016

"Quái vật 6 mắt" và nọc độc khiến con người vỡ tung mạch máu

Chỉ một giọt độc của chúng cũng khiến một người trưởng thành bị vỡ mạch máu và chết trong đau đớn tột cùng.

Đăng ngày: 19/11/2016
Chiêm ngưỡng loài sen khổng lồ nổi tiếng thế giới giữa Sài Gòn

Chiêm ngưỡng loài sen khổng lồ nổi tiếng thế giới giữa Sài Gòn

Lá sen vua khổng lồ có thể đạt đường kính 3-4m trong điều kiện môi trường thuận lợi, khả năng chịu tải trọng lên đến 80kg.

Đăng ngày: 17/11/2016
Sợ hãi sinh vật lạ trong ống tre được dân địa phương coi như của quý

Sợ hãi sinh vật lạ trong ống tre được dân địa phương coi như của quý

Những ai không biết có thể cảm thấy kinh hãi khi nhìn thấy các sinh vật lúc nhúc sống trong thân cây tre vô cùng quen thuộc này ở Việt Nam, nhưng trên thực tế chúng lại là một... nguồn dinh dưỡng vô cùng quý báu.

Đăng ngày: 16/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News