Vi sinh vật tìm thấy ở Kamchatka giúp điều trị khối u

Ở Kamchatka của Nga, các nhà khoa học đang nghiên cứu vi khuẩn cổ ưa nhiệt có thể được sử dụng để điều trị khối u.

Vi khuẩn cổ hay cổ khuẩn Archaea là một nhóm các vi sinh vật đơn bào nhân sơ của sự sống trên Trái đất, cùng với vi khuẩn và nhân chuẩn (người, động vật, thực vật, nấm, v.v.). Chúng sống trong điều kiện khắc nghiệt - ở nhiệt độ cao lên tới 120 độ C, trong điều kiện độ mặn cao, áp suất cao, trong môi trường axit và kiềm.


Enzyme Archaeal tìm được ở Kamchatka có khả năng oxy hóa carbon monoxide và tạo thành hydro. (Ảnh minh họa)

Theo đánh giá của các nhà khoa học, nghiên cứu về cổ khuẩn Kamchatka là đóng góp lớn cho cả khoa học cơ bản cũng như khoa học ứng dụng. Độ bền chịu nhiệt cao của enzyme Archaean cho phép sử dụng chúng trong các quy trình công nghệ - trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và khai thác dầu.

Enzyme Archaeal tìm được ở Kamchatka có khả năng oxy hóa carbon monoxide và tạo thành hydro, được áp dụng trong công nghiệp nặng. Năm nay, các nhà khoa học sẽ điều tra khả năng của một số chủng Archaea Uzon nhất định để phân hủy cellulose và gỗ, rơm,... Công nghệ này có thể được nghiên cứu ứng dụng trong khâu xử lý rác thải.

Có thể nói nhiều về lợi ích của cổ khuẩn trong đời sống. Chúng đã được sử dụng trong hàng loạt công nghệ công nghiệp. Với sự giúp đỡ của cổ khuẩn, có thể thu nhận nhiên liệu sinh học (ethanol, metan, hydro); hoặc sử dụng trong quy trình chế biến nguyên liệu khoáng sản và chiết xuất kim loại từ quặng; công nghiệp thực phẩm (thu được xi-rô, chất tương tự gelatin, bộ ổn định, chất chống oxy hóa, kháng sinh, làm sạch nước trái cây); trong sản xuất dầu (thăm dò mỏ khoáng sản, chế biến các sản phẩm từ dầu); trong việc xử lý khí nhà kính.

Thậm chí có thể sử dụng cổ khuẩn thành công trong ngành dược phẩm, bao gồm cả việc sản xuất thuốc men chống ung thư. Theo ý kiến của các chuyên gia, khoa học hiện đang ở giai đoạn đầu của quá trình dài lâu để sáng chế ra các loại thuốc chống khối u dựa trên vi khuẩn cổ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Con rết

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng

Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.

Đăng ngày: 01/05/2025
Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Các nhà sinh học cảnh báo trong số cây cảnh trồng trong nhà có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News