Vị trí đẹp để người Việt ngắm siêu trăng thế kỷ tối nay

Người yêu thiên văn trên khắp thế giới sắp có cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng lớn nhất trong vòng 100 năm với độ sáng gấp 30% trăng tròn bình thường vào ngày hôm nay.

Theo các nhà thiên văn học, siêu trăng sẽ tròn nhất và sáng nhất vào lúc 13h52 ngày 14/11 theo giờ GMT, tức là khoảng 20h52 cùng ngày theo giờ Việt Nam, Science Alert đưa tin.

Lúc này, quỹ đạo Mặt Trăng và Trái Đất sẽ tiến lại gần nhau nhất kể từ tháng 1/1948. Mặt Trăng trở thành siêu trăng với độ sáng và kích thước lớn nhất trong vòng 70 năm qua. Do ở gần Trái Đất hơn, Mặt trăng khi quan sát từ Trái Đất sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn bình thường.

Hiện tượng siêu trăng xảy ra do quỹ đạo hình elip của Mặt Trăng. Quỹ đạo này bao gồm cận điểm (perigee), tại đó Mặt Trăng nằm gần Trái Đất hơn 48.280 km so với lúc ở viễn điểm (apogee).

Thời điểm Mặt Trăng cận điểm nằm thẳng hàng với Mặt Trời và Trái Đất được gọi là sygyzy (ngày sóc vọng), Mặt Trăng trông to hơn so với bình thường nên có tên siêu trăng.


Người Việt sẽ có cơ hội ngắm siêu trăng lớn nhất thế kỷ vào 20h52 tối nay. (Ảnh minh họa: Sina).

Dù siêu trăng sẽ còn xuất hiện vào tháng 12/2016, siêu trăng hôm 14/11 do Mặt Trăng gần Trái Đất hơn. Theo Science Alert, người quan sát khó nhận thấy nhiều sự khác biệt giữa siêu trăng với trăng tròn bình thường nếu nhìn thẳng lên bầu trời ở nơi không có những tòa nhà cao tầng hoặc công trình nổi tiếng làm mốc so sánh.

Nếu ngắm nhìn Mặt Trăng khi ở gần đường chân trời, hoặc theo dõi trăng mọc sau tòa nhà hoặc rặng núi, người yêu thiên văn sẽ gặp "ảo giác Mặt Trăng" khiến thiên thể này trông lớn bất thường, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết.

Chỗ tối xa ánh sáng nhân tạo

Người quan sát nên chọn chỗ tối, tránh ánh sáng nhân tạo càng nhiều càng tốt. Mắt bạn cần tránh tiếp xúc với ánh sáng trắng trong khoảng 20 phút mới có thể hoàn toàn thích nghi và chiêm ngưỡng được toàn cảnh hiện tượng siêu trăng.

Ngắm trăng trên bãi biển dài

Khi quan sát siêu trăng, người yêu thiên văn có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần thiết bị bảo vệ mắt. Để ngắm Mặt trăng trồi dần lên từ đường chân trời, người quan sát nên chọn vị trí trên bờ biển.

Ngắm siêu trăng trên núi

Giống như ở biển, việc ngắm Mặt Trăng dần hiện lên phía sau rặng núi đồ sộ cũng đem đến cho người yêu thiên văn cơ hội quan sát trọn vẹn siêu trăng.

Chọn vị trí gần công trình mang tính biểu tượng

Khi ngắm siêu trăng từ một tòa nhà, bức tượng hoặc cây cầu nổi tiếng, bạn sẽ dễ nhận thấy kích thước khổng lồ của Mặt Trăng hoàn toàn lấn át những công trình này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News