Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm da dị ứng là một căn bệnh dai dẳng, gây khó chịu cho người bệnh. Về lâu dài, nó dễ dàng tái phát và biến chứng thành nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Những điều cần biết về bệnh viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là gì?
Viêm da dị ứng (eczema) là một tình trạng làm cho da mẩn đỏ và ngứa ngáy. Căn bệnh này phổ biến ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nó có thể kéo dài (trở thanh mãn tính), có xu hướng bùng phát định kỳ, đồng thời có thể đi kèm với hen suyễn hoặc sốt cỏ khô.
Không có phương pháp điều trị nào được tìm thấy cho viêm da dị ứng. Nhưng các biện pháp tự chăm sóc và thuốc hỗ trợ có thể làm giảm tình trạng ngứa và ngăn chặn sự bùng phát trở lại. Ví dụ, tránh xà phòng nhiều hoá chất, giữ ẩm làn da thường xuyên và sử dụng kem hoặc thuốc mỡ.
Triệu chứng của viêm da dị ứng
Các dấu hiệu của căn bệnh này khác nhau giữa mỗi người và thường bao gồm:
- Da khô
- Ngứa, có thể trở nên nghiêm trọng đặc biệt là vào ban đêm
- Xuất hiện các mảng màu đỏ đến nâu xám, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, mặt trong khuỷu tay và đầu gối, mặt và da đầu (ở trẻ sơ sinh)
- Các vết sưng nhỏ, có chất lỏng bên trong
- Da dày, nứt nẻ, bong vảy
- Da thô, nhạy cảm, sưng do trầy xước
Viêm da dị ứng thường bắt đầu trước 5 tuổi và có thể kéo dài đến tuổi thiếu niên và trưởng thành. Đối với một số người, nó bùng phát định kỳ và sau đó biến mất trong một thời gian, thậm chí trong vài năm.
Khi nào gặp bác sĩ?
Gặp bác sĩ nếu bạn hoặc con của bạn:
- Khi tình trạng này ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày
- Nhiễm trùng da - xuất hiện những vệt đỏ, mủ, vảy vàng
- Tiếp tục xuất hiện các triệu chứng mặc dù đã thử các biện pháp khắc phục tại nhà
- Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu phát ban có vẻ bị nhiễm trùng và xuất hiện kèm sốt.
Tình trạng này khiến da bị mẩn đỏ, nổi nốt.
Nguyên nhân của viêm da dị ứng
Làn da khỏe mạnh giúp giữ độ ẩm cho cơ thể và bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn, các chất kích thích và dị ứng. Bệnh viêm da này có liên quan đến một biến thể gen ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ này của da. Điều này khiến làn da dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, chất kích thích và dị ứng.
Ở một số trẻ, dị ứng thực phẩm có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Các yếu tố rủi ro
Yếu tố nguy cơ chính của viêm da dị ứng là:
- Có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị bệnh
- Dị ứng
- Sốt cỏ khô
- Hen suyễn
Biến chứng của viêm da dị ứng
- Hen suyễn và sốt cỏ khô: Bệnh viêm da dị ứng đôi khi xuất hiện trước những căn bệnh này. Hơn một nửa số trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa phát triển thành hen suyễn và sốt cỏ khô ở tuổi 13.
- Ngứa mãn tính, da xuất hiện vảy: Một tình trạng về da gọi là viêm da thần kinh (lichen simplex mạn tính) bắt đầu với một mảng da ngứa. Khi bệnh nhân gãi khu vực này, da sẽ còn ngứa hơn. Thậm chí khi họ cào da, da sẽ bị biến đổi màu, dày và sạm hơn.
- Nhiễm trùng da: Gãi nhiều lần làm xước da, có thể gây ra vết loét và nứt. Những vết thương hở này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ vi khuẩn và vi-rút, bao gồm cả vi-rút herpes đơn.
- Viêm da dị ứng tay: Bệnh này đặc biệt ảnh hưởng đến những người có công việc thường xuyên khiến tay bị ướt và tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa và chất khử trùng khắc nghiệt.
- Viêm da dị ứng tiếp xúc: Viêm da dị ứng tiếp xúc là gì? Tình trạng này phổ biến ở những người bị viêm da dị ứng, xuất hiện khi họ tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng.
- Các vấn đề về giấc ngủ: Tình trạng ngứa có thể khiến chất lượng giấc ngủ kém đi.
Phòng ngừa căn bệnh viêm da dị ứng
- Giữ ẩm cho làn da ít nhất hai lần một ngày: Thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm, hãy chọn một sản phẩm có độ ẩm phù hợp với bạn. Sử dụng vaseline trên da em bé có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của viêm da dị ứng.
- Cố gắng xác định và tránh các tác nhân ảnh hưởng xấu đến da: Những thứ có thể làn da tệ đi bao gồm: mồ hôi, căng thẳng, béo phì, xà phòng, chất tẩy rửa, bụi và phấn hoa. Giảm tiếp xúc với các yếu tố khiến bạn khó chịu.
Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể gặp phải tình trạng phát bệnh khi ăn một số loại thực phẩm, bao gồm trứng, sữa, đậu nành và lúa mì. Nói chuyện với bác sĩ về việc xác định dị ứng thực phẩm tiềm năng.
- Giảm thời gian tắm: Giới hạn thời gian tắm của bạn trong 10 đến 15 phút. Và hãy sử dụng nước ấm thay vì nước nóng.
- Tắm tẩy: Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên xem xét đến việc tắm tẩy, vì nó giúp ngăn ngừa tình trạng viêm. Tắm chất tẩy pha loãng làm giảm vi khuẩn trên da và các bệnh nhiễm trùng liên quan. Thêm 1/2 cốc (118 ml) chất tẩy gia dụng - không phải chất tẩy đậm đặc - vào bồn tắm 40 gallon (151 lít) chứa đầy nước ấm.
Ngâm từ cổ trở xuống hoặc chỉ các vùng da bị ảnh hưởng trong khoảng 10 phút. Không ngụp đầu xuống. Không thực hiện tắm tẩy quá hai lần một tuần.
- Sử dụng xà phòng nhẹ: Xà phòng khử mùi và xà phòng kháng khuẩn có thể loại bỏ nhiều dầu tự nhiên trên da, khiến da khô hơn.
- Lau khô người cẩn thận: Sau khi tắm nhẹ nhàng, vỗ nhẹ cho da khô bằng khăn mềm và thoa kem dưỡng ẩm khi da còn đang ẩm.
Điều trị viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng có thể kéo dài, và bạn cần phải thử các phương pháp điều trị khác nhau trong nhiều tháng hoặc nhiều năm để kiểm soát nó. Và ngay cả khi điều trị thành công, các dấu hiệu và triệu chứng vẫn có thể quay trở lại.
Điều quan trọng là phải sớm nhận ra tình trạng bệnh để bắt đầu điều trị. Nếu dưỡng ẩm thường xuyên và các bước tự chăm sóc khác không giúp bệnh thuyên giảm, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau:
Thuốc
- Kem kiểm soát ngứa và giúp phục hồi da
- Thuốc chống nhiễm trùng
- Thuốc uống kiểm soát viêm
Liệu pháp
- Băng ướt: Bọc vùng bị ảnh hưởng bằng corticosteroid tại chỗ và băng ướt.
- Liệu pháp ánh sáng: Phơi da với lượng ánh sáng mặt trời tự nhiên được kiểm soát, tia cực tím nhân tạo A (UVA) hoặc tia cực tím băng hẹp (UVB) đơn độc hoặc với thuốc.
- Tư vấn: Nói chuyện với một nhà trị liệu hoặc tư vấn viên khác có thể giúp những người bối rối hoặc thất vọng về tình trạng da của họ.
- Thư giãn, thay đổi thói quen: Những phương pháp này có thể giúp những người hay. gãi theo thói quen.
Điều trị tình trạng này cần kiên nhẫn và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ.
Thực phẩm dành cho người bệnh
Viêm da dị ứng nên kiêng gì?
- Hải sản: Đây là một trong những nhóm thực phẩm tối khị đối với mọi loại bệnh dị ứng. Chúng chứa nhiều protein - có thể trở thành kháng nguyên khi vào trong cơ thể, gây ức chế hệ miễn dịch và gây ra dị ứng. Bên cạnh đó, hải sản cũng có nhiều histamin - nguyên nhân gây ra dị ứng, viêm da.
- Các loại thịt đỏ: Thịt cừu, thịt bò là những thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy có đến 80% bệnh nhân viêm da dị ứng trở bệnh nặng hơn sau khi ăn thịt đỏ.
- Thịt gà và trứng gà: Đây cũng là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao. Chúng có thể khiến bệnh nhân nổi mẩn, ngứa ngáy khắp người, … Hơn nữa, thịt gà còn có tính nóng, dễ gây sẹo lồi, lõm khi da đang tổn thương hoặc khiến vết thương lâu lành hơn.
- Dưa cải chua: Món ăn quen thuộc này chứa nhiều đường, muối gây ra sỏi thận, ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của cơ thể, dễ gây ra dị ứng. Quá trình lên men cũng sẽ gây ra nhiều độc tố cho cơ thể.
- Rượu bia, chất kích thích: Lại là một nhóm thực phẩm ảnh hưởng xấu đến chức năng gạn và thận, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây kích ứng.
- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: Chúng sẽ cản trở quá trình điều trị khi làm cơ thể khó thanh nhiệt, giải độc hơn.
Viêm da dị ứng nên ăn gì?
- Rau xanh, hoa quả: Loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin, chất xơ, … giúp tăng độ đàn hồi da, tái tạo vùng da bị tổn thương.
- Các loại ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt có nhiều dưỡng chất cũng như khoáng chất cần thiết cho sự trao đổi chất của cơ thể. Chúng giúp tái tạo làn da, tăng cường hệ miễn dịch.