Việt Nam có thể chịu nhiều mưa lớn
Hiện tượng La Nina đang dần hình thành trên khu vực Thái Bình Dương, sẽ làm mát không khí và gây mưa nhiều ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
"Theo sau sự suy giảm của hiện tượng El Nino hoành hành quanh Thái Bình Dương và đông Phi vào đầu tháng 5/2010, thì hiện tượng La Nina ở tầm trung đang phát triển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương", AFP trích tuyên bố của Tổ chức khí tượng thủy văn Thế giới (WMO). "Hiện tượng này sẽ ngày càng mạnh lên trên diện rộng trong vòng vài tháng tới".
La Nina là một hiện tượng thời tiết khiến nhiệt độ nước biển lạnh bất thường tại vùng biển phía đông xích đạo của Thái Bình Dương.
Vào cuối năm 2008, La Nina đã gây nên tình trạng băng giá làm chết hàng chục người ở khắp châu Âu. Hiện tượng này cũng gây nên lượng mưa lớn ở Indonesia, Malaysia và Australia, cũng như hạn hán tại Nam Mỹ.
Cả Hà Nội ngập trong nước dưới trận mưa kỷ lục cuối năm 2008. Ảnh: Hoàng Hà.
Tại Việt Nam, năm 2008, La Nina khiến mùa hè mát mẻ hơn bình thường. Đặc biệt Hà Nội và khu vực lân cận chịu trận mưa kỷ lục trong vòng 40 năm. Mưa xối xả, liên tiếp trong nhiều ngày vào cuối tháng 10 với lưu lượng xấp xỉ 1.000 mm đã nhấn chìm phần lớn diện tích của thủ đô.
Theo bà Nguyễn Lan Châu, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, cũng như khu vực Thái Bình Dương, La Nina tác động đến Việt Nam sẽ khiến nền nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm, mưa và bão cũng nhiều hơn.
Theo WMO, cả La Nina và hiện tượng đối nghịch của nó là El Nino (tăng nhiệt độ nước biển bất thường ở vùng trung tâm và phía đông xích đạo của Thái Bình Dương) đều phá vỡ những mô hình thời tiết thông thường và gây tác động khó lường trên diện rộng tới nhiều nơi trên thế giới.
Người đứng đầu Văn phòng khí hậu và nước thuộc WMO, Rupa Kumar Kolli, nói: "Thông thường La Nina sẽ gây nên mùa mưa bão lớn tại các vùng châu Á và Australia. Nó cũng gây nên những cơn bão dữ dội tại khu vực nhiệt đới Đại Tây Dương. Vì vậy nó sẽ mang tới những nguy hiểm tiềm ẩn".
Tuy nhiên, Kolli cũng cho biết thêm nếu La Nina thực sự hình thành, nó sẽ làm giảm nhiệt độ không khí đang thiêu nóng nhiều khu vực trên thế giới trong những ngày qua, trong đó có Việt Nam.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...
