Việt Nam đón “sư tử trời phun lửa” đẹp nhất vào đêm 18-11

Từ phía chòm sao hình con sư tử, mưa sao băng Leonids sẽ đạt đỉnh phun trào vào đêm 18, rạng sáng 19-11, theo góc quan sát từ Việt Nam.

Trận mưa sao băng đó mang tên Leonids bởi nhìn từ trên bầu trời nó như tuôn ra từ chòm sao Sư Tử - còn có tên tiếng Latin là "Leo".

Theo định vị tại TP HCM bằng công cụ của trang Date and Time, vào đêm cực đại, "sư tử trời" sẽ phun ra khoảng 10 ngôi sao băng mỗi giờ. Thời điểm quan sát tốt nhất sẽ là sau nửa đêm.

Trong khi đó, EarthSky dự đoán sẽ có 10-15 sao băng mỗi giờ trong đêm cực đại này.

Việt Nam đón “sư tử trời phun lửa” đẹp nhất vào đêm 18-11
Mưa sao băng Leonids sẽ phát ra từ phần đầu của "sư tử trời", tức chòm sao Sư Tử (Leo) - (Ảnh: SPACE).

Tuy nhiên, do mưa sao băng là một hiện tượng kéo dài nhiều ngày và độ chênh lệch giữa số sao băng trong một đêm không lớn, bạn có thể tùy chọn khung giờ phù hợp, thời tiết tốt.

Mưa sao băng Leonids vốn đã rơi từ ngày 6-11 và đến tận ngày 30-11 mới kết thúc, tuy nhiên số sao băng rơi trong suốt thời gian đó sẽ khác nhau: Dày đặc dần để rồi vơi đi dần sau đêm cực đại.

Tuy có vẻ như phát ra từ phần đầu của con sư tử mà chòm sao Sư Tử tạo thành, nhưng thực chất mưa sao băng này xuất phát từ sao chổi Tempel-Tuttle.

Sao chổi Tempel-Tuttle có quỹ đạo 33 năm quanh Mặt trời, tuy nhiên Trái Đất của chúng ta sẽ đi qua chiếc đuôi đá bụi tồn tại nhiều năm của nó vào tháng 11 hàng năm, dẫn đến mưa sao băng Leonids.

Mưa sao băng Leonids thường nhỏ, nhưng đôi khi cũng có thể trở thành "bão sao băng". Bão sao băng Leonids được ghi nhận gần đây nhất là năm 1966, với hàng ngàn sao băng mỗi phút trong đêm cực đại.

Bão sao băng Lenonids được cho là sẽ tái diễn theo chu kỳ 33-34 năm tùy theo vòng quay của sao chổi, nhưng trận mưa sao băng năm 2000 lại quá yếu so với kỳ vọng, tuy cũng dày đặc nhưng kém xa bão sao băng 1966.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vụ nổ bí ẩn mạnh gấp 100 tỷ lần Mặt trời

Vụ nổ bí ẩn mạnh gấp 100 tỷ lần Mặt trời

Một nhóm nhà thiên văn học phát hiện ánh sáng từ vụ nổ lặp lại nhiều lần với năng lượng gấp 100 tỷ lần Mặt trời.

Đăng ngày: 18/11/2023

"Lỗ thủng đôi" trên Mặt trăng là do tên lửa Mỹ hoặc Trung Quốc?

Một nghiên cứu mới đã nâng số " nghi phạm" làm xuất hiện một miệng hố va chạm đôi kỳ lạ trên Mặt Trăng năm ngoái lên 2. Cả 2 đều là tên lửa dùng để phóng phương tiện vũ trụ.

Đăng ngày: 17/11/2023
Chuyến bay đầu tiên cũng là cuối cùng của tàu con thoi Buran

Chuyến bay đầu tiên cũng là cuối cùng của tàu con thoi Buran

Cách đây đúng 35 năm, tàu vũ trụ Buran của Liên Xô đã thực hiện chuyến bay đầu tiên và đáng tiếc khi cũng là cuối cùng.

Đăng ngày: 17/11/2023
Công ty Hà Lan tìm cách tạo ra em bé đầu tiên trong vũ trụ

Công ty Hà Lan tìm cách tạo ra em bé đầu tiên trong vũ trụ

Công ty Spaceborn United của thương nhân người Hà Lan Egbert Edelbroek đang nghiên cứu thụ thai và sinh sản tự nhiên trong môi trường lực hấp dẫn yếu như trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 17/11/2023
Xuất hiện

Xuất hiện "đứa con của Big Bang" cách địa cầu 33 tỉ năm ánh sáng

Nhờ sự giúp sức của cụm thiên hà " quái vật" Pandora, kính viễn vọng không gian James Webb đã ghi lại được hình ảnh của 2 thiên hà cách địa cầu đến 33 tỉ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 17/11/2023
Vụ nổ không gian mạnh đến mức làm rung chuyển bầu khí quyển Trái đất

Vụ nổ không gian mạnh đến mức làm rung chuyển bầu khí quyển Trái đất

Ánh sáng từ một lỗ đen mới hình thành cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng đã tấn công Trái đất với sức mạnh khủng khiếp, làm rung chuyển bầu khí quyển phía trên của hành tinh.

Đăng ngày: 16/11/2023
Có thể ngăn cản tiểu hành tinh nguy hiểm lao vào Trái đất?

Có thể ngăn cản tiểu hành tinh nguy hiểm lao vào Trái đất?

Nếu một tiểu hành tinh được phát hiện đang lao vào Trái đất, sự sống của Trái đất sẽ được bảo vệ bằng cách phóng nhiều tàu vũ trụ (có khi tới hàng ngàn chiếc) cùng lúc để làm lệch hướng đi của tiểu hành tinh này.

Đăng ngày: 16/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News