Việt Nam phát hiện 2 ca nhiễm virus Zika đầu tiên

Ngày 5/4 Bộ Y tế công bố 2 trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên tại Khánh Hòa và TP HCM.

Bệnh nhân đầu tiên là nữ, 64 tuổi, trú tại Phước Hòa, Nha Trang. Bệnh nhân khởi sốt ngày 26/3 với triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu, nổi ban ở hai chân và đau mắt đỏ. Sau hai ngày tự uống thuốc hạ sốt ở nhà nhưng không đỡ, bệnh nhân khám tại Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa.

Ngày 31/3 kết quả xét nghiệm của bệnh nhân tại Viện Pasteur Nha Trang khẳng định dương tính với virus Zika. Sau đó mẫu bệnh phẩm được chuyển ra Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm lại, ngày 4/4 đã có kết quả dương tính.

Ca bệnh thứ hai là một phụ nữ 33 tuổi ở quận 2, TP HCM. Bệnh nhân phát bệnh ngày 29/3 với triệu chứng tương tự gồm sốt phát ban, viêm kết mạc, mệt mỏi và khám tại Bệnh viện Đa khoa quận 2 ngay trong ngày. Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân liên tiếp 2 lần đã trả lời dương tính với Zika. Sau đó mẫu bệnh phẩm cũng được chuyển tới Viện Vệ sinh dịch tễ TW xét nghiệm lại, khẳng định dương tính hôm 4/4.

Việt Nam phát hiện 2 ca nhiễm virus Zika đầu tiên
Thứ trưởng Long nhận định trong thời gian tới sẽ có thể có nhiều ca bệnh hơn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, bệnh nhân nữ ở Khánh Hòa không có tiền sử đi đến vùng có dịch. UBND tỉnh đã triển khai các biện pháp khoanh vùng ổ dịch tại khu vực bệnh nhân này sinh sống. Bệnh nhân thứ hai ở TP HCM có thai 8 tuần, có chồng đang làm việc tại Maylaysia về Việt Nam trước đó 14 ngày. Chồng bệnh nhân này không có biểu hiện bệnh; con gái 2 tuổi một tuần trước bị sốt, kết quả xét nghiệm cho thấy bé mắc sốt xuất huyết. Bộ Y tế đang mở rộng giám sát điều tra những người tiếp xúc, người xung quanh. Hiện sức khỏe hai bệnh nhân ổn định.

Thứ trưởng Long nhận định trong thời gian tới sẽ có thể có nhiều ca bệnh hơn. Khả năng bệnh Zika lây lan ở Khánh Hòa và TP HCM là rất lớn. Chủng của virus Zika của 2 bệnh nhân này tương tự chủng của khối ASEAN và Trung Quốc. Sáng 5/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến TP HCM chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Trưa nay, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng sẽ đến Khánh Hòa.

Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, cuối năm 2015 đến nay diễn biến bệnh Zika phức tạp tại 60 quốc gia trên toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá tốc độ lây lan khá nhanh chóng trên toàn cầu. Có 61 nước công bố dịch từ năm 2007 đến nay. WHO chưa khuyến cáo biện pháp nào nhằm hạn chế đi lại giữa các quốc gia, tuy nhiên tốc độ lan truyền bệnh giữa các nước một cách chóng mặt. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã xét nghiệm 1.215 mẫu bệnh phẩm có biểu hiện tương tự virus tại 32 tỉnh thành. Hai bệnh nhân được xác nhận nhiễm bệnh đều là ca bệnh mới, khởi phát từ cuối tháng 3.

Bộ Y tế xếp loại bệnh Zika vào nhóm B và đã yêu cầu các tỉnh thành thực hiện việc công bố dịch theo quyết định mới. Theo đó, nếu có dịch thì UBND tỉnh công bố theo quy mô xã phường; khi trong một huyện có 2 xã ghi nhận dịch thì công bố ở cấp huyện, khi có một tỉnh có 2 huyện xuất hiện ca bệnh thì công bố ở cấp tỉnh.

Việt Nam phát hiện 2 ca nhiễm virus Zika đầu tiên
Triệu chứng của người nhiễm virus Zika. (Ảnh: Hải Minh).

Tiến sĩ Phu khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng. Bệnh diễn biến nhẹ, vừa, chủ yếu sốt phát ban, 80% ca bệnh không có biểu hiện. Bệnh Zika không nặng bằng sốt xuất huyết. Nhiều trường hợp không có triệu chứng, tự khỏi nên không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy vậy, có mối liên quan tiềm ẩn giữa nhiễm virus ở phụ nữ có thai và hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, vì thế cần theo dõi sức khỏe của phụ nữ mang thai, phụ nữ chuẩn bị mang thai.

Bộ Y tế cũng đã nâng mức cảnh báo và triển khai các biện pháp chống dịch, đẩy mạnh giám sát để phát hiện sớm trường hợp nhiễm. Bộ cũng đề nghị các tỉnh đặc biệt quan tâm vấn đề diệt loăng quăng bọ gậy, phòng muỗi đốt, phun hóa chất diệt muỗi tránh lây ra cộng đồng. Đây là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay để phòng chống dịch bệnh do virus Zika. Vụ Bảo vệ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bệnh viện Phụ sản Trung ương có hướng dẫn tư vấn chăm sóc thai nghén phụ nữ mang thai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News