Việt Nam ra mắt giống ngô hoa quả ngọt ăn trực tiếp không cần luộc, hấp hay nướng

Sau 7 năm nghiên cứu và phát triển, Phòng nghiên cứu Cây trồng cạn - Viện nghiên cứu và phát triển Cây trồng Việt Nam (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) vừa cho ra đời một giống ngô có thể ăn trực tiếp mà không cần luộc, hấp, nướng.

Điểm đặc biệt của giống ngô mới này là có thể ăn như một loại hoa quả. Ngô có độ ngọt cao và không sượng khi ăn sống như các giống ngô khác.

Chia sẻ với phóng viên, ThS Nguyễn Văn Hà - Phó trưởng Phòng nghiên cứu cây trồng cạn, cho biết, giống ngô đường siêu ngọt SSW18 (ngô hoa quả) được chọn lọc, lai tạo bằng phương pháp lai hữu tính truyền thống, không chuyển gene và hiện đang trong giai đoạn trồng khảo nghiệm.

"Đây là giống ngô đường thế hệ mới với màu sắc hạt trắng sữa, mềm, tan vỏ và độ ngọt dao động từ 17,5-18,5 độ brix. Vì thế, ngô ngọt đậm như trái cây chín và đặc biệt có thể sử dụng ăn tươi trực tiếp không qua chế biến nhiệt. Do vậy có thể coi bắp ngô đường SSW18 như một loại trái cây, giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng thiết yếu và chất xơ dễ tiêu", ông Hà khẳng định.

Việt Nam ra mắt giống ngô hoa quả ngọt ăn trực tiếp không cần luộc, hấp hay nướng
Ngô hoa quả khi cắt ra mọng nước bên trong hạt (Ảnh: Thế Hưng).

Việt Nam ra mắt giống ngô hoa quả ngọt ăn trực tiếp không cần luộc, hấp hay nướng
Độ ngọt dao động từ 17,5-18,5 độ brix. (Ảnh: Thế Hưng).

Ngoài ăn tươi, ngô hoa quả có thể xay làm nước ép, sữa, sinh tố, nước ép mà không làm mất đi hàm lượng vitamin trong ngô. Ngô cũng có thể để trong tủ lạnh từ 7-10 ngày mà vẫn giữ được độ tươi, ngọt như các loại hoa quả khác.

Đây chính là điểm mạnh của giống ngô hoa quả, vì theo ông Hà, ngô bảo quản được trong ngăn mát tủ lạnh thời gian dài sẽ phục vụ rất tốt cho người dân.

Việt Nam ra mắt giống ngô hoa quả ngọt ăn trực tiếp không cần luộc, hấp hay nướng
Ngô hoa quả khi thu hoạch có trọng lượng khoảng 3-4 lạng/bắp tùy vùng trồng. (Ảnh: Thế Hưng).

Sau một thời gian phát triển, nhóm nghiên cứu đã giúp ngô hoa quả sinh trưởng phát triển khỏe và nhanh. Thời gian tính từ lúc gieo trồng đến thu hoạch bắp tươi là 70-80 ngày tùy từng vùng và vụ trồng. Năng suất bắp tươi đạt từ 10-12tấn/ha.

Ông Hà cho biết, thời gian canh tác ngô hoa quả ngắn nên người dân có thể trồng nhiều đợt trong năm và cho thu hoạch rải vụ. Đặc biệt, giống ngô này được chọn tạo trong nước nên có khả năng thích ứng tốt, phù hợp nhất với các vùng có điều kiện thâm canh cao hoặc các vùng cao khí hậu mát mẻ.

Việt Nam ra mắt giống ngô hoa quả ngọt ăn trực tiếp không cần luộc, hấp hay nướng
Thời gian canh tác ngô hoa quả ngắn nên người dân có thể trồng nhiều đợt trong năm. (Ảnh: Thế Hưng).

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ đưa giống ngô này tới các vùng cao như Mộc Châu, Sapa, Bắc Hà... Đây là các vùng trồng ngô truyền thống, phát triển tốt du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân và có thể trở thành cây đặc sản địa phương. Thậm chí, cây ngô trồng tại đây cho bắp to hơn khi trồng dưới đồng bằng và giảm đáng kể sâu bệnh.

"Đặc biệt, ngô hoa quả ăn tươi nên có quy trình canh tác đặc biệt theo hướng hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng phân khoáng, chất hóa học...", Phó trưởng Phòng nghiên cứu cây trồng cạn cho hay.

Việt Nam ra mắt giống ngô hoa quả ngọt ăn trực tiếp không cần luộc, hấp hay nướng
Ngô hoa quả mọng nước, có vị ngọt hơn dưa hấu. (Ảnh: Thế Hưng).

Trải nghiệm thử bắp ngô hoa quả, chị Mai Anh (Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ: "Ngô ăn có cảm giác mọng nước, vị ngọt hơn dưa hấu mà không bị sượng. Cảm giác khi ăn giống một loại hoa quả chín. Ngô hoa quả sẽ rất tiện lợi nếu như tôi không kịp chuẩn bị đồ ăn vào buổi sáng. Ngoài ra, loại ngô này có thể dùng ăn kèm với các loại salad sẽ rất thơm, bùi và tạo vị cho món ăn".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật đằng sau quả xoài hơn 5 triệu đồng

Bí mật đằng sau quả xoài hơn 5 triệu đồng

Bằng cách sử dụng kết hợp các yếu tố tự nhiên từ nhiều mùa khác nhau, một nông dân ở Nhật Bản đã có thể trồng ra những quả xoài đắt nhất thế giới.

Đăng ngày: 10/05/2023
Phát hiện khoa học mới có thể giúp kiểm soát dịch châu chấu phá hoại mùa màng

Phát hiện khoa học mới có thể giúp kiểm soát dịch châu chấu phá hoại mùa màng

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loại pheromone của châu chấu, giúp loài này tránh bị đồng loại ăn thịt trong cuộc sống bầy đàn.

Đăng ngày: 08/05/2023
Trung Quốc chứng nhận an toàn cây trồng chỉnh sửa gene đầu tiên

Trung Quốc chứng nhận an toàn cây trồng chỉnh sửa gene đầu tiên

Trung Quốc vừa phê duyệt giấy chứng nhận an toàn của đậu tương chỉnh sửa gene.

Đăng ngày: 08/05/2023
Sự khác nhau giữa cây gai dầu (cây lanh) và cần sa

Sự khác nhau giữa cây gai dầu (cây lanh) và cần sa

Sự khác nhau giữa gai dầu và cần sa là chủ đề thường được giải thích không rõ ràng.

Đăng ngày: 06/05/2023
Australia phát hiện, công nhận loài bướm mới sống trong những hốc cỏ sương giá

Australia phát hiện, công nhận loài bướm mới sống trong những hốc cỏ sương giá

Loài bướm mới này được một nhà khoa học chụp ảnh lần đầu tiên vào năm 2017 nhưng cho đến nay vẫn chưa được xác định chính thức.

Đăng ngày: 30/04/2023

"Cây tiền" quý hiếm mọc cheo leo bên vách đá: Vệ sĩ canh giữ 24/24, dùng kính lúp soi lá "kiểm tra sức khỏe"

Dù chỉ là một thay đổi nhỏ của cây cũng sẽ được nhân viên canh giữ ghi vào nhật ký để các chuyên gia thuận tiện theo dõi.

Đăng ngày: 28/04/2023
Phát hiện 10.000 loại virus chưa biết trong tã bẩn em bé

Phát hiện 10.000 loại virus chưa biết trong tã bẩn em bé

Nghiên cứu tã giấy bẩn của trẻ sơ sinh, các nhà khoa học phát hiện rất nhiều loại virus chưa biết trước đây.

Đăng ngày: 26/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News