Việt Nam sắp đón "siêu trăng"
Việt Nam và nhiều nước sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng siêu trăng vào cuối tuần này, khi mặt trăng tới gần địa cầu nhất trong năm.
>>> Ngắm “siêu trăng” trên khắp thế giới
Anh Đặng Tuấn Duy, Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) cho biết, trăng tròn sẽ diễn ra lúc 18h34 giờ Hà Nội ngày 23/6.
"Siêu trăng" xuất hiện ở Florida, Mỹ. (Ảnh: Earthsky)
Trăng tròn trùng với khoảng thời gian nó tiến tới vị trí cực cận - điểm gần trái đất trên quỹ đạo, với khoảng cách 356.989km, vì thế người quan sát ở trái đất thấy trăng to hơn bình thường. Các chuyên gia nhận định, đây là lần trăng tròn và sáng nhất trong năm 2013, và điều này chỉ lặp lại vào tháng 8 sang năm.
Khi siêu trăng diễn ra, mặt trăng trông sẽ sáng và to hơn bình thường, nhất là khi nó mọc ở chân trời phía đông sau khi mặt trời lặn, hoặc là có điều kiện khí quyển thuận lợi cho quan sát.
"Mặt trăng sẽ lớn hơn khoảng 12-14% tại vị trí cận điểm, và sáng hơn tới 30% so với trăng tròn thông thường", anh Duy nói.
Nhiều người cho rằng, sự kiện trăng tròn trùng với vị trí cận điểm sẽ ảnh hưởng tới các kiểu khí hậu trên trái đất. Tuy vậy, nhiều nhà khoa học phủ nhận điều này. Giới khoa học khẳng định, siêu trăng sẽ không gây ra các sự kiện địa chất nào, nó chỉ tạo nên một số khác biệt với sự lên xuống của thuỷ triều. Nếu nó cộng hưởng với điều kiện thời tiết nào đó, thì có thể nó sẽ gây ra vài vấn đề ở những vùng ven biển.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
