Việt Nam sắp phóng vệ tinh 72 triệu USD lên vũ trụ
Theo TS Bùi Trọng Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Vũ trụ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản phê duyệt phương án phóng vệ tinh thu nhỏ VNREDSat-1A theo đề nghị của Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam.
>>> Năm 2016, phóng vệ tinh quang học thứ hai
Như vậy, vệ tinh VNREDSat-1A sẽ được phóng lên vũ trụ vào quý II năm nay bằng tên lửa đẩy VEGA.
Mô hình vệ tinh VNREDSat-1A.
Ông Tuyên cho hay, VNREDSat-1A là vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam được phóng lên vũ trụ nhằm phục vụ công tác quan sát tài nguyên thiên nhiên, quản lý môi trường, thiên tai.
“Nếu như trước đây một ảnh vệ tinh được các cơ quan Việt Nam mua về với giá 2.000 – 5.000 USD/ảnh và mất ít nhất một đến hai tháng mới nhận được thì với VNREDSat -1A chúng ta sẽ có được những bức ảnh ngay tại thời điểm chụp một cách nhanh chóng”, ông Tuyên nói.
Như vậy, Việt Nam có thể chủ động cung cấp ảnh vệ tinh độ phân giải cao cho các bộ, ngành và các tỉnh thành nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ứng phó với thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu. Đặc biệt là khi xảy ra các sự cố như bão lụt, cháy rừng, tràn dầu.
Vẫn theo ông Tuyên, vệ tinh này khi đi vào hoạt động sẽ kết hợp với hệ thống thu nhận, lưu trữ và xử lý ảnh các vệ tinh viễn thám của Bộ Tài nguyên Môi trường, tạo ra một hệ thống giám sát hoàn chỉnh, độc lập từ vệ tinh đến trạm thu mặt đất và trung tâm xử lý phân phối dữ liệu ảnh viễn thám tại Việt Nam.
Dự án Vệ tinh VNREDSat -1A có tổng mức đầu tư là 55,8 triệu Euro từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Pháp và 64.820 triệu đồng từ nguồn vốn đối ứng của Việt Nam.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
