Việt Nam sẽ có vệ tinh viễn thám thứ hai
VNREDSat-1B là vệ tinh viễn thám tiếp theo mà Việt Nam dự kiến đưa vào vũ trụ với sự hợp tác của Bỉ, sau khi phóng thành công vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên.
Bỉ và Việt Nam đã đưa ra quyết định các công ty của Bỉ, dưới sự chỉ đạo của Spacebel sẽ sản xuất vệ tinh VNREDSat - 1B, theo thông cáo của Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam phát đi hôm 9/5. Đây sẽ là vệ tinh quan sát trái đất thứ hai, giúp giám sát nguồn tài nguyên môi trường, thiên tai, cải thiện quản lý lãnh thổ và các nguồn tài nguyên chủ yếu như nông nghiệp, biển, rừng.
Vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 đang hoạt động
trong không gian sau khi được phóng vào vũ trụ ngày 7/5 vừa qua. (Ảnh: Vast.ac)
Dự kiến, VNREDSat - 1B sẽ phóng vào vũ trụ năm 2017. Vệ tinh này có nguồn gốc từ nhóm các vệ tinh PROBA (Project for On-BoardAutonomy) của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA).
"Bỉ tự hào về những thành tựu công nghệ vũ trụ đã đạt được và góp phần tích cực vào chương trình vũ trụ châu Âu. Bỉ cũng vui mừng được đóng góp vào chương trình vũ trụ của Việt Nam", đoạn trích từ thông cáo.
Trước đó, hôm 7/5, trong lần phóng vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam, VNREDSat-1 vào không gian cùng hai vệ tinh khác, trong đó có vệ tinh của cơ quan vũ trụ châu Âu (do Bỉ sản xuất) là PROBA-V từ bãi phóng Kourou tại Guyane, thuộc Pháp.
Nhân sự kiện này, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam cho rằng, việc phóng đồng thời vệ tinh của Việt Nam và vệ tinh PROBA-V là biểu tượng đẹp cho những mong muốn về công nghệ vũ trụ của Việt Nam, và năng lực công nghệ châu Âu nói chung, của Bỉ nói riêng.
Dự án VNREDSAT-1B có tổng kinh phí đầu tư trên 60 triệu euro từ nguồn vốn vay ODA của chính phủ Bỉ và vốn đối ứng của Việt Nam. Vệ tinh có trọng lượng khoảng 130kg.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
