Việt Nam tách chiết thành công ADN xương động vật hơn 6.800 năm

Nhóm nghiên cứu lần đầu phát triển công nghệ giúp tách chiết ADN và xác định niên đại xương động vật cổ ở hang động núi lửa ở Krông Nô.

Công nghệ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu giá trị các di sản hang động núi lửa vùng Krông Nô, Đắk Nông, được hội đồng khoa học nghiệm thu sáng 8/1. Nghiên cứu thực hiện sau ba năm, thuộc Chương trình Tây Nguyên 2016-2020.Việt Nam tách chiết thành công ADN xương động vật hơn 6.800 năm

Việt Nam tách chiết thành công ADN xương động vật hơn 6.800 năm
Một số mẫu vật cổ được khai quật trong hang động núi lửa Krông Nô. (Ảnh: NX).

Một trong những kết quả nổi bật trong công trình nghiên cứu là lần đầu tách chiết thành công DNA xương động vật cổ. TS Dương Văn Tăng, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, các nhà khoa học đã nhiều lần tiến hành đọc trình tự gene loài xương động vật cổ này, nhưng khi đối chiếu với ngân hàng gene quốc tế thì đều là trình tự gene của con người. "Mẫu vật có thể nhiễm DNA của một người trong quá trình khai quật", TS Tăng nói.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam phát triển loại phương pháp cặp mồi thông minh PCR với ưu điểm có thể phát hiện các cặp gene trội trong xương cổ trong hàm lượng nhỏ, chỉ nhân bản ADN của động vật mà không nhân bản ADN của con người.

Sau 6 tháng, nhóm đã tách thành công ADN từ xương động vật cổ với hàm lượng khoảng 10 nanogram/microlit. Từ đó, nhóm đã giám định được đây là xương của con sơn dương (một loài dê núi), có niên đại 6.870 năm.

TS La Thế Phúc, Chủ nhiệm đề tài cho biết, trước đây Việt Nam chưa có phương pháp cụ thể để tách chiết ADN xương cổ động vật bởi hàm lượng gene trong xương cổ đại rất thấp do bị đứt gãy nhiều nên khó có thể phát hiện và tách chiết được. "Vì vậy, công nghệ tách chiết được ADN xương động vật cổ sẽ là tiền đề để nhóm hướng tới mục tiêu tách chiết ADN xương người cổ của nhóm", TS Phúc nói.

Việt Nam tách chiết thành công ADN xương động vật hơn 6.800 năm
TS La Thế Phúc, Chủ nhiệm công trình nghiên cứu. (Ảnh: NX).

Từ đó, nhóm đã xác lập được môi trường đặc biệt để bảo tồn di cốt. Các yếu tố bảo tồn di cốt người, xương răng động vật trong hang động có thể do yếu tố nhiệt độ, vi sinh vật (khi hàm lượng vi sinh vật trong hang gấp 10 nghìn lần lượng vi sinh vật bên ngoài) và môi trường tầm trích giàu khoáng vật CaO.

Ngoài ra, nhiều di sản trong hang động núi lửa Krông Nô được phát hiện, có giá trị quan trọng cho nền văn hóa cổ đại (đá cũ). Công trình đã điều tra, xác lập và đánh giá di sản trong 45 hang động núi lửa, đo vẽ được 22 hang động, phát hiện 5 hang động có di tích khảo cổ tiền sử. Di sản hang động có đầy đủ ba loại, gồm di sản địa chất, di sản văn hóa (di cốt tiền sử, mộ táng, trại săn được quét, in 3D) và di sản hỗn hợp. Đồng thời nhóm cũng phát hiện 30 loài sinh vật, trong đó loại bọ cạp mới, đặc hữu trong hang động núi lửa Krông Nô.

TS Phúc cho biết, nhóm dự định tiếp tục đi sâu nghiên cứu các hang động núi lửa được phát hiện, tiến hành đánh giá độ an toàn của hang động để giữ được sự đa dạng sinh học và xác định độ tuổi phức hệ đá. Từ đó, tiến hành đề xuất xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ các cụm quần thể di tích ở ĐắK Nông.

Ông Phạm Ngọc Danh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Nông cho biết, kết quả nghiên cứu là cơ sở để Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO ĐắK Nông tiếp tục phát huy các giá trị di sản, bảo tồn di sản và phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Các kết quả nghiên cứu sẽ được bàn giao cho Đắk Nông để xây dựng bộ hồ sơ dữ liệu di sản, đa dạng sinh học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn Ai Cập: Cánh cửa kỳ lạ được tìm thấy bên trong Kim tự tháp

Bí ẩn Ai Cập: Cánh cửa kỳ lạ được tìm thấy bên trong Kim tự tháp

Một nhà nghiên cứu Ai Cập đã khám phá một " cánh cửa kỳ lạ" bên trong khoang dưới lòng đất của đại kim tự tháp Giza.

Đăng ngày: 08/01/2021
Viên đá sử dụng kê chân suốt 20 năm bất ngờ được rao bán gần nửa tỷ đồng

Viên đá sử dụng kê chân suốt 20 năm bất ngờ được rao bán gần nửa tỷ đồng

Một phiến đá cẩm thạch được gia đình ở Anh sử dụng kê chân suốt 20 năm qua bất ngờ được đem bán đấu giá gần nửa tỷ đồng.

Đăng ngày: 08/01/2021
Phát hiện hàng chục trại lính La Mã 2.000 năm tuổi

Phát hiện hàng chục trại lính La Mã 2.000 năm tuổi

Công nghệ chụp ảnh và quét laser từ trên cao giúp hé lộ dấu tích của 66 trại tạm thời do quân đội La Mã xây dựng.

Đăng ngày: 07/01/2021
Bí ẩn những chữ viết trong hang động Phật giáo cổ đại ở Trung Quốc

Bí ẩn những chữ viết trong hang động Phật giáo cổ đại ở Trung Quốc

Các nhà nghiên cứu mới đây đã xác định niên đại thành công một tập hợp các cụm từ bí ẩn được phát hiện trên trần của một ngôi chùa trong hang động Phật giáo Mật tông Tây Tạng ở Trung Quốc.

Đăng ngày: 07/01/2021
Bí ẩn hai chú khủng long mắc kẹt trong hoá thạch sau cuộc chiến sinh tử làm đau đầu các nhà khoa học

Bí ẩn hai chú khủng long mắc kẹt trong hoá thạch sau cuộc chiến sinh tử làm đau đầu các nhà khoa học

Khối hoá thạch mang tên “Dueling Dinosaurs” (Khủng long giao đấu) được tạo thành từ hai bộ xương quấn vào nhau của một chú T. Rex và một chú Triceratops.

Đăng ngày: 06/01/2021
Phát hiện đền thờ nữ thần sắc đẹp 2.500 năm tuổi

Phát hiện đền thờ nữ thần sắc đẹp 2.500 năm tuổi

Một nhóm các nhà khảo cổ học phát hiện dấu tích của một ngôi đền thờ nữ thần sắc đẹp Aphrodite 2.500 năm tuổi trên bán đảo Urla-Cesme ở miền tây Thổ Nhĩ Kỳ.

Đăng ngày: 06/01/2021
Đào đường đặt cáp, tìm ra hàng loạt kho báu, thị trấn cổ

Đào đường đặt cáp, tìm ra hàng loạt kho báu, thị trấn cổ

Công trình đào đường đặt cáp cho một trang trại điện gió ở Anh đã biến thành công trình khảo cổ vĩ đại bởi chạm trán với hàng loạt kho báu khảo cổ từ thời La Mã và đồ sắt.

Đăng ngày: 05/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News