Việt Nam thử nghiệm công nghệ blockchain truy xuất nguồn gốc
Truy xuất nguồn gốc cho phép người dùng biết quá trình sản xuất từ nguyên liệu thô đến thành phẩm và không thể chỉnh sửa khi dùng công nghệ blockchain.
Chiều 31/10, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký hợp tác cùng doanh nghiệp Phần Lan chuyển giao giải pháp công nghệ truy xuất nguồn gốc ứng dụng blockchain tại Việt Nam. Việc triển khai các giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp Việt chứng minh về chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất, nguyên vật liệu đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.Trước mắt Phần Lan sẽ tài trợ dự án thí điểm cho một doanh nghiệp của Việt Nam.
Người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua tem nhãn. (Ảnh: ST).
Ông Phạm Lê Cường, Giám đốc QUACERT cho biết, việc truy xuất nguồn gốc đang là yêu cầu bức thiết đối với các doanh nghiệp. Hiện thị trường nội địa đang tạo sức ép lớn và các nước nhập khẩu cũng luôn đòi hỏi sự minh bạch thông tin do doanh nghiệp cung cấp về chuỗi cung ứng sản phẩm.
Ứng dụng giải pháp này, các thông tin về nguồn gốc sản phẩm sẽ được mã hóa có tính hệ thống và không thể can thiệp (sửa) theo ý muốn của doanh nghiệp khi có vấn đề phát sinh. Ví dụ thông tin về ngày sản xuất hàng hóa hoặc thành phần nào đó vào một thời điểm nhất định, không ai có thể xóa thông tin đó theo mục đích có lợi, kể cả chủ sở hữu cũng không thể sửa chữa hay thay đổi.
Thông tin được hệ thống sẽ thu thập, lưu trữ liên tục cả chuỗi sản xuất, có khả năng truy xuất chính xác nguồn gốc sản phẩm theo các mục đích khác nhau. Như vậy với doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang thị trường châu Âu và các nước yêu cầu cao sẽ có cơ sở để chứng minh được tính minh bạch, khách quan về chất lượng sản phẩm.
Từ quý III/2019, Tổ chức Mã số mã vạch quốc tế (GS1) mà Việt Nam là thành viên yêu cầu tất cả doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu phải cập nhật đồng bộ đủ bảy thuộc tính của hàng hóa lên hệ thống dữ liệu đám mây (iCloud). Bảy thuộc tính gồm: mã thương phẩm toàn cầu, nhãn hiệu sản phẩm, mô tả sản phẩm, tên chủ sở hữu, hình ảnh sản phẩm, thị trường mục tiêu, phân loại sản phẩm toàn cầu. Nếu không đồng bộ, thống nhất các thông số này, doanh nghiệp xuất khẩu hoặc buôn bán trực tiếp trên mạng sẽ không bán được hàng hóa.

Kỹ thuật trồng rau sạch trong chậu xốp tại nhà đơn giản
Trước những mối lo ngại về chất lượng thực phẩm, nhất là rau củ, một số gia đình đã lựa chọn cách làm thông minh, đó là tự trồng rau sạch tại nhà.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc sứ Thái Lan
Sứ Thái Lan có tên khoa học là Adenium obesum thuộc họ Apocyanaceae, thuộc nhóm cây mọng nước, và được mệnh danh là "hoa hồng sa mạc", được trồng và phát triển ở nhiều nơi trong nước ta.

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành
Nhân giống hoa dạ yến thảo bằng cành là một trong những kỹ thuật trồng hoa rất đơn giản nhưng vẫn mang lại những chậu hoa đẹp mắt và có sức sống mạnh mẽ.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái
Khi bạn xoay vành tay lái đi, đương nhiên chiếc xe của bạn sẽ chuyển hướng theo phía mà bạn muốn. Thế nhưng quan hệ “nhân quả” của chúng như thế nào? Chắc chắn sẽ có nhiều điều thú vị khi bạn tìm hiểu về nguyên lý l&a

Hướng dẫn cách trồng mướp đắng sai quả tại nhà
Trồng khổ qua (mướp đắng) không hề... khổ chút nào mà trái lại, trồng loại cây này khá dễ dàng từ khâu gieo hạt, chăm sóc, đến thu hoạch.

Kỹ thuật trồng rau muống sạch trong thùng xốp tại nhà
Rau muống là thực vật gắn bó lâu đời với người Việt Nam, đặc biệt với người dân phía Bắc. Hiện nay, người dân có thể tự trồng rau cho mình bằng nhiều phương pháp do kỹ thuật trồng cây của rau muống không quá phức tạp.
