Viết tay giúp sinh viên nhớ dai hơn đánh máy

Nhiều sinh viên rất ngại viết tay vì tốn thời gian và nhàm chán hơn gõ máy tính. Nhưng thật ra, viết tay lại giúp ghi nhớ tốt hơn gấp nhiều lần.

Hai nhà tâm lý học Audrey van der Meer và Ruud van der Weel, từ Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, đã dành nhiều năm nghiên cứu bộ não và cách con người ghi nhớ, đặc biệt so sánh khi viết tay và gõ máy.

Tình nguyện viên trong nghiên cứu so sánh khả năng ghi nhớ giữa viết tay và gõ máy - (Ảnh: Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy)

Các nghiên cứu trước đây của nhóm chỉ ra rằng viết tay có xu hướng cải thiện khả năng chính tả và giúp dễ hiểu bài hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát, chưa chỉ ra các bằng chứng từ não bộ.

Mới đây, Audrey van der Meer và Ruud van der Weel tiếp tục trở lại chủ đề này và có những khám phá thú vị.

Họ tuyển các tình nguyện viên là sinh viên đại học, cho sinh viên xem một từ trên màn hình máy tính, sau đó yêu cầu họ đánh máy hoặc viết tay chữ này bằng bút kỹ thuật số. Trong khi thực hiện thí nghiệm, các tình nguyện viên sẽ đội trên đầu một chiếc mũ cảm biến ghi lại những sóng điện hoạt động trong não.

Nhóm nghiên cứu phân tích hoạt động của sóng não. Họ chú ý đến tần số của sóng não, và nhận thấy khi sinh viên viết tay, hoạt động của não ở những vùng liên quan đến chuyển động có sự gia tăng rất rõ rệt.


Viết tay tạo sự kết nối chặt chẽ hơn giữa các vùng não bộ khi học tập - (Ảnh: MIT).

Ngoài ra, một số loại sóng não vốn được biết đến có hỗ trợ trong học tập và ghi nhớ cũng tăng lên. Tóm lại, những sự kết nối của não bộ xử lý bài vở xuất hiện một cách tích cực hơn.

Phân tích sâu hơn ở phần vỏ não, nhóm nghiên cứu thấy trong khi viết tay, có sự liên kết mạnh mẽ giữa các phần bên ngoài của não, vốn đóng vai trò di chuyển và cảm nhận, với các phần trung tâm, vốn đóng vai trò ghi nhớ.

"Một số giải thích trước đây cho rằng vì viết tay có tốc độ chậm hơn đánh máy nên người ta có nhiều thời gian hơn để não xử lý thông tin. Nhưng nghiên cứu mới của chúng tôi cho thấy các vùng não này phối hợp với nhau khi viết tay theo cách mà bạn không thể có được khi đánh máy", Audrey van der Meer nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News