Vinh danh 29 công trình giải Hồ Chí Minh và Nhà nước về khoa học công nghệ
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao giải cho đại diện tác giả, nhóm tác giả của 29 công trình nghiên cứu xuất sắc về khoa học, giá trị cao về công nghệ và ứng dụng thực tế.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao giải Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ cho GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng. (Ảnh: Hoàng Hiếu).
Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước về khoa học và công nghệ được tổ chức long trọng tại Nhà hát lớn Hà Nội tối 23/11, với sự tham dự của hàng trăm đại biểu, nhà khoa học, các tác giả và đồng tác giả các công trình được tặng thưởng. Đây là lần thứ 6 Giải thưởng được tổ chức.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, đây là hai giải thưởng cao nhất thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ do Đảng và Nhà nước trao tặng cho tác giả công trình có giá trị cao về khoa học, công nghệ, có ảnh hưởng rộng lớn, hiệu quả và lâu dài đối với kinh tế xã hội.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt báo cáo về công tác xét giải. (Ảnh: Hoàng Hiếu).
Ông Đạt cho biết, trong đợt 6 có 44 công trình, cụm công trình được đề nghị xét tặng. "Các công trình đều có hàm lượng khoa học cao, đóng góp tích cực vào thực tiễn xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước", ông nói.
190 nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam, đại diện cho các ngành lĩnh vực khoa học công nghệ tham gia 17 hội đồng chuyên ngành và hội đồng cấp Nhà nước để lựa chọn công trình xứng đáng. Hội đồng giải thưởng đã chọn 12 công trình tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 17 công trình, cụm công trình tặng giải Nhà nước. "Các công trình rất xứng đáng và có tầm ảnh hưởng lớn đến nền khoa học và kinh tế đất nước", ông cho biết.
Ngay sau phần báo cáo của Bộ trưởng về công tác xét giải, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Đảng, Nhà nước trao tặng giải thưởng cho đại diện các tác giả, nhóm tác giả.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao giải cho đại diện tác giả, nhóm tác giả giải thưởng Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu)
Đại diện các tác giả nhận giải, TS Ngô Hữu Hải cụm công trình Nghiên cứu, phát triển công nghệ để khai thác các mỏ khí - condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp thềm lục địa Việt Nam cho biết, đây là lần thứ hai ông nhận giải thưởng Hồ Chí Minh và là niềm vinh dự, niềm vui với cá nhân và các đồng tác giả.
Ông cũng gửi thông điệp tới nhà khoa học trẻ hãy luôn tự tin. Để thành công phải nhiệt huyết, dấn thân, hy sinh, càng khó khăn càng quyết tâm, tin tưởng bản thân.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ cho đại diện các nhóm tác giả. (Ảnh: Hoàng Hiếu)
Phát biểu ở phần cuối chương trình, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá trong thực tế đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học công nghệ qua các thời kỳ đã có những đóng góp, cống hiến rất lớn. "Hai giải thưởng là sự ghi nhận, biểu dương các nhà khoa học, các tác giả có công trình, cụm công trình tiêu biểu xuất sắc", ông nói và chúc mừng 281 tác giả, đồng tác giả nhận giải thưởng.
Ghi nhận vai trò của khoa học công nghệ, Chủ tịch nước cho rằng nếu không mạnh dạn đầu tư, đổi mới sáng tạo, sẽ bị mắc kẹt trong hố giá trị gia tăng thấp và bẫy thu nhập trung bình. Vì vậy, quan điểm nhất quán được Đảng xác định "khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại".
"Cần hành động nhiều hơn, cần bước chuyển đổi về chiến lược để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong một số ngành thế mạnh", ông Nguyễn Xuân Phúc nói và đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, đưa chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo đặc biệt với khu vực doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần đầu tư cho nguồn lực nghiên cứu con người, có chế độ đãi ngộ thoả đáng với các nhà khoa học, thu hút nhà khoa học đến Việt Nam.
Chủ tịch nước cũng đề nghị xem xét nâng tầm uy tín giải thưởng, mở rộng trao giải thưởng trao cho các nhà khoa học quốc tế.
Giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 6 được Bộ Khoa học và Công nghệ - Cơ quan Thường trực triển khai từ tháng 12/2020. Giải thưởng tổ chức 5 năm một lần. Qua 6 lần tổ chức có 263 công trình đoạt giải, trong đó 105 công trình nhận Giải Hồ Chí Minh và 158 công trình giải Nhà nước.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh
Tàu vũ trụ DART của NASA lao vào tiểu hành tinh Dimorphos không nguy hiểm trong thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới.

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&
