Virus H1N1 nguy hiểm hơn nhiều so với suy nghĩ của con người

Một nghiên cứu chi tiết mới đây về virus cúm H1N1 cho thấy đây là dịch bệnh nguy hiểm hơn người ta vẫn nghĩ rất nhiều.

Trong báo cáo nhanh công bố trên tờ Nature vừa qua, nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi nhà virus học Yoshihiro Kawaoka đã cung cấp hình ảnh chi tiết của virus cúm H1N1 cũng như độc tính của nó.

Khác với các virus cúm theo mùa thông thường, H1N1 cho thấy khả năng tấn công sâu vào các tế bào phổi, nơi nó gây ra chứng viêm phổi và thậm chí dẫn tới tử vong trong trường hợp nghiêm trọng. Trái lại, virus cúm theo mùa thường chỉ tấn công các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp.

“Người ta đang hiểu lầm về loại virus này,” Kawaoka, giáo sư y khoa tại trường Dược Madison cho biết. “Đợt cúm H1N1 hiện nay được cho là bệnh cúm theo mùa thông thường. Nhưng nghiên cứu mới đã cho kết quả ngược lại. Có những bằng chứng rõ ràng để khẳng định rằng đây không phải là virus cúm theo mùa.”

Khả năng tấn công phổi là một khả năng rất đáng sợ, nó tương tự như ở các virus khác đã từng gây ra dịch bệnh lớn, điển hình như dịch cúm năm 1918 đã giết chết hàng chục triệu người vào cuối Thế Chiến thứ nhất. Ngoài ra, virus H1N1 hiện tại cũng có nhiều điểm tương đồng nữa với virus 1918, Kawaoka tiết lộ - nghiên cứu cho thấy những người sinh trước năm 1918 có kháng thể bảo vệ họ trước sự tấn công của virus H1N1.

Và rất có thể, ông nói thêm, virus này sẽ càng trở nên nguy hiểm hơn do dịch bệnh vẫn đang lan rộng và virus đã phát triển thêm những đặc tính mới. Hiện tại đang là mùa cúm ở nam bán cầu, và virus H1N1 sẽ phát triển mạnh hơn nữa khi bắc bán cầu bước vào thu và mùa đông – mùa phổ biến cúm ở vùng này.

Virus cúm H1N1 (màu đỏ) đã được chứng minh là có độc tính cao hơn các nhà khoa học vẫn nghĩ trước đây. Hình dáng như sợi chỉ nhỏ của loại virus này cũng được cho là rất bất thường. (Ảnh: thuộc bản quyền Yoshihiro Kawaoka)

Để đánh giá được bản chất độc tính của virus H1N1, Kawaoka cùng đồng nghiệp đã thử lây nhiễm virus này cùng một virus cúm theo mùa thông thường cho các đàn chuột, chồn sương, và động vật linh trưởng. Họ nhận thấy virus H1N1 sao chép nhanh hơn nhiều trong hệ hô hấp so với virus cúm theo mùa và gây ra những thương tổn nghiêm trọng cho phổi, tương tự như thương tổn gây ra bởi virus ở các dịch cúm lớn trước đây.

“Khi chúng tôi tiến hành thí nghiệm ở chồn sương và khỉ, virus cúm theo mùa không sao chép trong phổi,” Kawaoka giải thích. “Trong khi đó, virus H1N1 lại sao chép đặc biệt hiệu quả trong cơ quan này.”

Nghiên cứu mới được tiến hành với các mẫu virus lấy từ bệnh nhân tại California, Wisconsin, Hà Lan và Nhật Bản.

Báo cáo mới trên tờ Nature cũng đánh giá phản ứng miễn dịch của những đàn động vật nói trên đối với virus mới. Phát hiện đáng chú ý nhất, theo Kawaoka, là những người đã bị nhiễm virus cúm năm 1918 hiện tại đều đã rất già nhưng lại có kháng thể trung hòa được virus H1N1. “Những người có độ chuẩn kháng thể cao là những người sinh trước năm 1918,” ông cho biết.

Kawaoka nói rằng điều đáng lo ngại từ nghiên cứu này là virus H1N1 hóa ra nguy hiểm hơn rất nhiều so với các báo cáo trước đó, nhưng kết quả cũng cho thấy những loại thuốc kháng virus đã được sử dụng hay đang trong quá trình thử nghiệm đều là hàng rào bảo vệ hiệu quả và làm chậm sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.

Theo Kawaoka, hiện có ba loại hợp chất kháng virus, và nhóm nghiên cứu đã kiểm nghiệm trên chuột hiệu quả của hai trong ba hợp chất này cùng hai loại thuốc kháng virus thử nghiệm khác. “Các loại thuốc đang sử dụng và thử nghiệm đều cho hiệu quả tốt trên những con vật mẫu, đảm bảo rằng chúng cũng sẽ hoạt động tốt ở người.”

Các thuốc kháng virus được xem là hàng rào bảo vệ hàng đầu trong khi việc phát triển và đưa vào sản xuất hàng loạt vắcxin phòng cúm phải mất ít nhất vài tháng.

Tham khảo:

Itoh, Y. et al. In vitro and in vivo characterization of new swine-origin H1N1 influenza viruses. Nature, July 13, 2009 DOI: 10.1038/news.2009.680

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Đăng ngày: 17/02/2025
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Đăng ngày: 05/02/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 02/02/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 31/01/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 31/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News